5 thói quen xấu cần loại bỏ ngay khi uống cà phê

Cà phê là thức uống phổ biến, được nhiều người yêu thích, tuy nhiên uống cà phê như thế nào là đúng và tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Cà phê là thức uống rất tốt, có khả năng giúp con người tỉnh táo hơn, lấy lại tinh thần tốt trong các trường hợp bị mệt mỏi, strees… Tuy nhiên, để tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:

Uống cà phê có nồng độ quá đặc

Cà phê chứa caffeine - một chất kích thích làm hưng phấn hệ thần kinh mạnh hơn trà, vì vậy, uống cà phê được cho là cách vực lại tinh thần làm việc và chống chọi với cơn buồn ngủ hiệu quả. Cà phê có tác dụng trong việc làm giãn nở và thu nhỏ các nhánh phế quản, tác động đến hệ tim mạch, làm tăng khả năng cung cấp máu của tim, làm tăng nhịp đập của tim. Vì vậy, nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.

Với những người quá nhạy cảm với caffeine, không nên uống cà phê quá đặc hoặc có thể chọn những loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp.

Cho quá nhiều đường vào cà phê

Cho một lượng đường thích hợp vào cà phê khi uống sẽ làm tăng mùi vị cà phê. Mặt khác, khi uống cà phê có pha nhiều đường có thể làm kích thích các tế bào insulin trong tụy và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến sự trao đổi đường trong cơ thể bị rối loạn.

Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê. Ảnh minh họa

Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê. Ảnh minh họa

Uống quá nhiều cà phê trong ngày

Cà phê là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt, nhưng khi tiêu thụ quá mức lại rất có hại. Một số người vì công việc và vì “nghiện” cà phê, có thể uống 4,5 ly cà phê với hàm lượng caffeine cao mỗi ngày. Song, làm như vậy về lâu dài rất có hại cho sức khỏe. Sử dụng quá nhiều caffeine có thể gây lo âu và kích thích. Về lâu dài, bạn có thể bị phụ thuộc vào caffeine để duy trì sự tỉnh táo. Nếu bạn thực sự phải uống nhiều cà phê, hãy lựa chọn loại đã khử hoặc giảm bớt caffeine.

Không nên uống quá nhiều cà phê mỗi ngày. Ảnh minh họa

Không nên uống quá nhiều cà phê mỗi ngày. Ảnh minh họa

Uống đồng thời cả cà phê và rượu

Sau khi uống rượu xong mà lập tức uống cà phê sẽ khiến cho đại não hưng phấn quá độ, tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khỏe. Sự tổn thương này thậm chí còn vượt quá ìeu nhiều lần so với việc uống rượu đơn thuần.

Uống cà phê khi đang uống thuốc

Thuốc và cà phê không được dùng cùng nhau nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh. Ngoài ra, chất caffeine trong cà phê có thể gây tương tác với một số dược phẩm như làm mất tác dụng của thuốc an thần gây ngủ, hoặc một số loại kháng sinh khi uống cùng lúc với cà phê sẽ làm tăng tác dụng kích thích của caffeine. Vì vậy, khi uống thuốc nên tránh uống cà phê, nếu uống phải đảm bảo thời gian cách xa từ 2 - 3 giờ.

Theo Hòa Lê/VietQ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-thoi-quen-xau-can-loai-bo-ngay-khi-uong-ca-phe/20201123100341347