5 trải nghiệm mua sắm 'tức muốn chết' của dân mạng: Quảng cáo thì hay ho đến khi sử dụng đúng là 'một cú lừa'
Với sự phát triển của thương mại điện tử, hàng ngàn sản phẩm mới được sinh ra với lời quảng cáo cực kỳ hấp dẫn. Nhưng ai mua sắm online rồi cũng sẽ gặp phải vài 'cú lừa' mà thôi.
01. Thớt inox
Chiếc thớt inox có thực sự hữu ích? Người bán cho biết loại thớt này được làm từ thép không gỉ 304 an toàn với thực phẩm và cao su nhân tạo, có khả năng kháng khuẩn và chống nấm mốc, chống xước và không để lại dấu vết.
Vì trước đây thớt gỗ được sử dụng ở nhà rất dễ bị ẩm mốc nên những đặc điểm này của thớt inox khiến tôi rất quan tâm. Tuy nhiên, sau khi sử dụng, tôi nhận ra rằng đó hoàn toàn là một cú lừa.
Người bán nói rằng thớt sẽ không để lại dấu sau khi thái, tôi chỉ cắt dưa chuột, hành tây và một miếng ức gà thôi mà vết xước nhiều tới mức phải "hoài nghi nhân sinh".
Sau đó, tôi tháo chiếc thớt ra và thấy bề mặt thép không gỉ của nó chỉ mỏng như một tờ giấy, ở giữa thực chất là vật liệu composite được ép từ giấy vụn, được liên kết với nhau bằng băng dính hai mặt nên chỉ cần có một ít nước ở các cạnh, formaldehyde sẽ được giải phóng và một số lượng lớn vi khuẩn sẽ sinh sôi.
Nếu bạn may mắn mua một chiếc thớt inox nguyên khối thì cũng có nhược điểm là làm mòn dao khi cắt rau và phát ra âm thanh chói tai. Nó cũng siêu trơn khi cắt thịt, kém hữu dụng hơn nhiều so với thớt gỗ hoặc thớt tre.
02. Mua cây trồng trên mạng
Một cư dân mạng có hơn 10 năm kinh nghiệm trồng cây phong đã mua cây giống có bầu đất trong một phiên livestream. Sau khi nhận hàng anh quyết định tháo bầu đất để trồng cây vào chậu, lúc này toàn bộ đất rơi ra, lộ ra rễ cây chỉ còn một cái cọc và hầu như không có rễ nhánh.
Người bán nói rằng cây có thể trồng được, không có vấn đề gì và nó sẽ sống sót. Tuy nhiên, một tháng sau, cây con tàn úa. Người bán tỏ ra thờ ơ và cho rằng việc cây con chết là bình thường mà thôi. Tóm lại, trải nghiệm mua cây trên mạng của anh này chỉ gói lại trong một từ "bực bội".
03. Máy xử lý rác nhà bếp
Tôi không muốn phải xuống nhà vứt rác mỗi tối sau khi làm việc nhưng lại lo rằng rác sẽ bốc mùi và gây bệnh nếu để qua đêm trong nhà. Tôi cũng ghét nhặt lá rau và các loại cặn bã khác nhau trong bồn rửa bằng tay nên tôi quyết định "đu trend" lắp đặt một máy xử lý rác.
Tuy nhiên, các bước sử dụng rất phức tạp nên tốt hơn hết bạn chỉ cần xuống tầng dưới vứt rác cho đỡ rắc rối.
Hơn nữa, sau khi lắp đặt máy xử lý rác, cống rất dễ bị tắc. Tôi mới chuyển đến nhà mới được 3 tháng, chỉ cần bật máy xử lý rác thì một lượng lớn nước bẩn sẽ chảy ra ngoài. Trên thực tế, không phải rác thải sau bữa ăn nào cũng có thể đổ vào loại máy xử lý rác này, khi đó rác trong ống cống sẽ ngày càng nhiều, khi tích tụ đến một lượng nhất định sẽ bị tắc.
04. Cây lau nhà bằng hơi nước
Nhiều người cho biết cây lau nhà hơi nước là thiết bị "gây hối hận" và khó sử dụng nhất mà họ từng mua.
Cây lau nhà rất nặng và được giữ bằng một sợi dây ngắn. Kéo vật cực kỳ nặng này để cắm và rút phích cắm ở nhiều phòng khác nhau có thể khiến bạn đổ mồ hôi vào mùa đông chứ đừng nói đến mùa hè. Ngoài ra, dung tích chứa nước còn ít, kéo hai dường là phải đổ thêm nước.
Cư dân mạng @Tiểu Bạch chi biết: "Tôi thật sự phát điên với cây lau nhà hơi nước này. Vì con tôi Tiểu Bảo thích bò khắp sản nên tôi quyết định mua nó để khử trùng sàn nhà. Lần đầu sử dụng nó đã bốc mùi hơi khét dù kiểm tra thấy nhiệt độ không nóng lắm. Sử dụng vài lần thì nhận ra rằng tôi không thể nào làm sạch nó dù có giặt bằng tay. Dùng được nửa năm thì chức năng phun hơi nước cũng không hoạt động nữa. Thực sự không nói nên lời".
05. Băng dính dán kẽ silicone chống nấm mốc
Bếp từ, chậu rửa hay bồn cầu sau một thời gian sử dụng thường có hiện tượng mốc đen bám vào các rãnh được dán chống thấm bằng keo silicone. Kết quả là các tiểu thương thức thời cho ra đời loại băng dính dán đè lên các rãnh silicone với quảng cáo có thể chống nấm mốc trả lại nhà bếp nhà tắm không còn dấu vết mốc đen.
Tuy nhiên, sau khi mua về tôi phát hiện ra miếng dán chống nấm mốc chỉ chữa được phần triệu chứng chứ không xử lý được tận gốc. Nó chỉ bịt kín vị trí bị mốc. Bản thân miếng dán chống nấm mốc cũng sẽ bị mốc với tốc độ nhanh hơn keo dán kính. Nó chỉ có thể được gỡ bỏ sau một thời gian. Sau khi xé ra, bề mặt sẽ bị mốc.
Một cư dân mạng chia sẻ: "Mình thấy nhiều người dán miếng dán chống nấm mốc này, tưởng là chống thấm nước, chống nấm mốc nhưng sau khi sử dụng thì phát hiện bên trong thực sự bị mốc và các khe hở đều đen. Đến khi muốn tháo ra thì lớp keo không thể gỡ bỏ được. Tôi đã phải dùng vô số dụng cụ, tôi phải lau chùi nó bảy tám lần mới sạch được."
Theo Zhihu