5 tỷ phú thua lỗ nhiều nhất trên thị trường tiền điện tử năm 2022
Hàng loạt sự cố đã gây ra sự sụp đổ trên toàn thị trường tiền điện tử, khiến tài sản ròng của những 'ông trùm' giàu nhất ngành cũng bị xóa sạch hàng tỷ USD.
Năm 2022 là một năm khó khăn về tài chính đối với các tỷ phú tiền điện tử sau khi thị trường bị sụp đổ hàng nghìn tỷ USD. Việc xóa sổ đã dẫn đến hàng ngàn vụ kiện khi các nhà đầu tư cố gắng thu hồi tài sản đã mất của họ.
Như vậy, các nhà lãnh đạo tiền điện tử hàng đầu cũng bị thiệt hại không nhỏ, cụ thể như:
Thứ nhất, Changpeng Zhao (CZ) - Giám đốc điều hành sàn giao dịch Binance, được mệnh danh là “vua” tiền điện tử của Trung Quốc, nhưng năm 2022 không phải là năm may mắn của vị CEO. Theo Crypto Presales, anh ta đã mất khoảng 82 tỷ đô la Mỹ khi giá tiền điện tử hạ nhiệt. Nhưng CZ vẫn là nhân vật giàu nhất trong giới, với giá trị tài sản ròng hiện tại là 14,6 tỷ USD. Đó là một sự sụt giảm lớn so với giá trị tài sản ròng ước tính 96,5 tỷ đô la Mỹ của vị tỷ phú vào năm ngoái.
CZ sinh ra ở Giang Tô, Trung Quốc nhưng chuyển đến Canada cùng cha mẹ khi mới 12 tuổi. CZ đã thành lập Binance tại Singapore và phải chuyển trụ sở công ty nhiều lần do yêu cầu về quy định từ các cơ quan quản lý. Đến nay, Binance đã trở thành một công ty không có trụ sở chính.
Thứ hai, là Sam Bankman-Fried - cựu CEO của FTX, Sam Bankman-Fried. Sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã khiến người sáng lập kiêm thủ lĩnh Sam Bankman-Fried bị loại khỏi câu lạc bộ tỷ phú của Forbes. Forbes Advisor đưa tin, trước khi sụp đổ, Giám đốc điều hành FTX có khối tài sản trị giá ước tính 26 tỷ đô la Mỹ và đã mất 23 tỷ đô la Mỹ chỉ trong ba tuần, khi sàn giao dịch gặp khó khăn về thanh khoản. Sam Bankman-Fried hiện đang bị điều tra ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác vì có thể vi phạm quy định về chứng khoán.
Thứ ba, là Gary Wang - người đồng sáng lập khác của FTX, Gary Wang đã mất khoảng 1,7 tỷ đô la Mỹ sau sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử. Anh ấy là người trẻ nhất xuất hiện trong danh sách 400 người giàu hàng đầu của Forbes vào năm 2022. Giá trị tài sản ròng của Gary Wang hiện ở mức khoảng 4,2 tỷ USD. Theo CoinDesk, Sam Bankman-Fried. Và Gary Wang là bạn thời thơ ấu và sau này trở thành bạn cùng phòng tại đại học tại MIT. Wang đã làm việc tại Google và được cho là đã xây dựng các hệ thống tổng hợp giá trên dữ liệu công khai cho công ty.
Thứ tư, là Brian Armstrong - Giám đốc điều hành và là người đồng sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase và chịu khoản lỗ lớn thứ ba trong số 5 “gã khổng lồ” tiền điện tử hàng đầu. Theo Crypto Presales, tài sản của Armstrong gần đây đã giảm 4,7 tỷ USD. Một năm trước, giá trị tài sản ròng của ông ước tính là 6,6 tỷ USD, nhưng hiện tại chỉ ở mức 1,9 tỷ USD.
Coinbase là nền tảng trao đổi tiền điện tử lớn nhất ở Hoa Kỳ và Armstrong là cựu kỹ sư phần mềm của Airbnb. Theo Forbes, Armstrong đã nói rằng ông muốn thế giới có một “hệ thống tài chính mở, toàn cầu, thúc đẩy sự đổi mới và tự do”.
Thứ năm, Chris Larsen - người đồng sáng lập Ripple vào năm 2012 để giúp các ngân hàng như Santander thực hiện thanh toán bằng Blockchain. Mặc dù vẫn nằm trong top 6 người giàu nhất trong không gian tiền điện tử, nhưng theo Crypto Vantage, năm 2022 tài sản của Larsen đã giảm 1,3 tỷ USD. Tài sản của người đồng sáng lập Ripple được định giá 4,3 tỷ USD chỉ vài tháng trước, nhưng hiện giá trị tài sản ròng của anh ấy được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Được biết, mục tiêu thành lập của Ripple là để tạo điều kiện thanh toán quốc tế cho các ngân hàng sử dụng công nghệ chuỗi khối. Mặc dù Larsen đã thôi giữ chức CEO vào năm 2016, nhưng vẫn là Chủ tịch điều hành.
Với những sự cố trên thị trường tiền điện tử xuyên suốt một năm qua không khỏi khiến nhà đầu tư nghi ngờ rằng, thế giới tiền điện tử gần như một trò lừa đảo, các mã thông báo đã được bán cho công chúng như một cách để thay thế tiền định danh. Tài sản tiền điện tử trở nên phổ biến với công chúng khi chúng tăng vọt về số lượng và tăng giá trị, thúc đẩy “cơn sốt” bán lẻ đồng thời tạo ra các tỷ phú.
Theo nhà kinh tế độc lập Andy Xie nhìn nhận, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế thế giới đã chậm lại và không ổn định. Rõ ràng các cơ hội không mọc lên như nấm, mặc dù có nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực công nghệ mới. Nhưng các cơ hội thực sự được thúc đẩy bởi tăng trưởng còn công nghệ chỉ có thể là một phương tiện phân phối lại.
“Tuy nhiên, lĩnh vực tài chính, đầu tư mạo hiểm và ngân hàng ngầm đã phát triển nhanh chóng. Một tỷ phú mới được tạo ra mỗi ngày. Phần lớn số tiền của các tỷ phú đã được tạo ra trong “trò chơi” tiền bạc. Ngoài ra, động lực thực sự của sự bất thường này là nới lỏng định lượng, đặc biệt từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Khi ma thuật đòn bẩy tràn ngập ở mọi tài sản hữu hình, một số người đã phát minh ra các tài sản hấp dẫn như tiền điện tử và NFT để phục vụ đầu cơ.
Việc sàn giao dịch FTX phá sản gần đây như một tín hiệu rõ nét nhất cho thấy tiền điện tử đang bị đẩy lùi. Quy định của Chính phủ sẽ chỉ giết chết lĩnh vực này nhanh hơn bởi ý nghĩa thực của tiền điện tử dễ nằm trong các dịch vụ tài chính bất hợp pháp hơn. Tất nhiên, sẽ luôn có những người muốn thử vận may với tiền điện tử và chờ đợi giá tăng theo thời gian. Nhưng giấc mơ về tiền điện tử thay thế tiền định danh hoặc được giao dịch như dầu hay vàng vẫn là một giấc mơ viển vông”, vị chuyên gia phân tích.
Theo Diễm Ngọc//diendandoanhnghiep.vn