6 cá thể động vật được thả về VQG Vũ Quang quý hiếm cỡ nào?
Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tái thả 6 cá thể cầy vòi mốc về tự nhiên. Đây là loài động vật hoang dã quý hiếm.

Mới đây, 6 cá thể cầy vòi mốc đã được Vườn Quốc gia Vũ Quang phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tái thả về môi trường tự nhiên. Trước đó, chúng được Hạt Kiểm lâm Hương Sơn bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang để chăm sóc. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Sau một thời gian được chăm sóc kỹ lưỡng, các cá thể cầy vòi mốc quý hiếm đã đủ điều kiện để tự sinh tồn trong môi trường tự nhiên. Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ chúng để đảm bảo an toàn sau khi tái thả về tự nhiên. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Cầy vòi mốc hay còn gọi chồn mốc, có tên khoa học là Paguma larvata. Đây là loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc Nhóm IIB, phụ lục I (Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP, bị cấm săn bắt, nuôi nhốt và buôn bán nếu không có giấy phép hợp pháp. Ảnh: Ben Schweinhart.

Là một loài động vật có vú thuộc họ cầy (Viverridae), cầy vòi mốc nằm trong Sách Đỏ thế giới (UICN) và là một trong những loài động vật cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: 57Andrew.

Tại Việt Nam, cầy vòi mốc phấn bố ở các tỉnh có rừng. Khi trưởng thành, mỗi cá thể cầy vòi mốc nặng khoảng 6 - 9 kg, chiều dài thân 650 - 75 mm và dài đuôi 535 - 660 mm. Ảnh: pfaucher – some rights reserved (CC BY-NC).

Cầy vòi mốc sinh sản khi được khoảng 2 năm tuổi. Con non nuôi trong khoảng 6 - 7 tháng sẽ đạt trọng lượng 4 - 5 kg. Ảnh: Carolus Kwok – some rights reserved (CC BY-NC).
Mời độc giả xem video: Phát hiện thêm nhiều loài mới ở Khu vực sông Mekong. Nguồn: THĐT1.