6 ngành học độc lạ nhất thế giới, nghe tên siêu thú vị!
Đây đều là những ngày học cực lạ, gần như chẳng bao giờ nghe thấy.
Bên cạnh những ngành học hot, ngành học xu hướng ở hiện tại và dự báo trong tương lai thì còn vô vàn ngành học có cái tên cực lạ trên thế giới. Đây đều là những chuyên ngành khiến người nghe "mắt chữ A, mồm chữ O" vì bất ngờ. Bạn sẽ không nghĩ chúng thực sự tồn tại và đang có nhiều sinh viên chọn lựa để phát triển sự nghiệp.
Hãy cùng khám phá ngay 6 ngành học độc đáo, có 1-0-2 dưới đây nhé!
1. Hacker chân chính
Hacker không có nghĩa là tin tặc mà còn là những người có khả năng tìm tòi, phát hiện ra những kẽ hở len lỏi trong các đoạn mã lập trình phức tạp của những ứng dụng, mã nguồn tưởng chừng như hoàn hoàn.
Theo đó, Đại học Abertay ở Schotland với chương trình 4 năm, sinh viên được dạy tất cả những kiến thức và kỹ năng cần thiết kỹ thuật hack máy tính, từ việc xâm nhập vào máy tính như thế nào cho đến giải quyết các vấn đề bảo mật.
2. Nghiên cứu Harry Potter
Sinh viên Potter tại Ohio State University, Durham University phải tìm hiểu những thủ pháp văn học, các khía cạnh văn hóa được sử dụng trong tác phẩm Harry Potter của nhà văn J.K.Rowling. Sinh viên khi tham gia ngành học Nghiên cứu Harry Potter buộc phải đọc hết toàn bộ 7 cuốn truyền, tham khảo những bài báo viết về tác phẩm và những tư liệu liên quan khác. Thông qua đó làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Harry Potter và nền giáo dục ở thế kỷ 21.
Không chỉ Ohio State University, Durham University, còn có nhiều trường Đại học khác trên thế giới dạy chuyên ngành này và tổ chức những hoạt động lấy cảm hứng từ thế giới phù thủy diệu kỳ. Vì vậy, nếu bạn thực sự yêu mến Harry Potter sẽ có rất nhiều lựa chọn về địa điểm du học.
3. Khoa học lướt sóng
Trong vòng 2 năm, sinh viên sẽ được đào tạo ngành Khoa học lướt sóng tại Đại học Cornwall. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về lịch sử và sự phát triển của bộ môn lướt sóng, nghiên cứu tâm lý khi lướt sóng, các kiến thức thực tế như nắm bắt nhịp sóng biển sao cho đạt đến trình độ hoàn hảo.
Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá. Đây là điều quan trọng mở ra cho họ cơ hội nghề nghiệp nếu có nguyện vọng ứng tuyển vào các công ty hoạt động liên quan đến lướt sóng.
4. Nghiên cứu rác thải
Ngành học này tại Santa Clara University yêu cầu học viên nghiên cứu về rác thải với cương vị là một nhà khảo cổ học đang phân tích kho báu ngàn năm. Mặc dù tên của ngành học thoạt nghe không mấy nghiêm túc nhưng thực chất, kiến thức về việc xử lý rác thải mang tính khoa học và rất hữu ích.
Ngành học Nghiên cứu rác thải còn phân tích việc mọi người xử lý chất thải của mình dưới lăng kính xã hội học. Nghe cũng rất thú vị phải không nào?
5. Xác sống trên truyền thông đại chúng
Những bộ phim về xác sống (zombie) cực kỳ thu hút khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Nếu bạn yêu thích đề tài này thì có thể cân nhắc nộp hồ sơ vào các trường Đại học như: Columbia College Chicago, Uniersity of Baltimore. Chương trình học bao gồm việc phân tích các bộ phim và show truyền hình nổi tiếng như The Waliking Dead, 28 Days Later, Zombieland; viết kịch bản phim về xác sống và các hoạt động khác.
Đến với ngành học này, sinh viên sẽ được phân tích và tìm hiểu về sự hiện diện của xác sống trong văn hóa đại chúng và truyền thông giải trí. Văn hóa xác sống thậm chí còn lan tỏa sang châu Á với bộ phim Hàn Quốc "Chuyến tàu đến Busan" vào năm 2016.
6. Tốn thời gian trên mạng
Tốn thời gian trên mạng là một khóa học thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại University of Pennsylvania. Việc hầu hết mọi người thường làm hàng ngày trong thời đại mạng xã hội ai ngờ một ngày lại xuất hiện trong chương trình Đại học. Mỗi buổi học thường kéo dài 3 tiếng và nhiệm vụ chính của sinh viên là ngồi lướt mạng một cách vô định để tìm kiếm những ý tưởng độc đáo cho việc sáng tạo nội dung.
Việc tiêu tốn thời gian trên mạng mỗi khi chán nản tưởng chừng như vô nghĩa nhưng thực chất lại là chất xúc tác hữu hiệu cho khả năng sáng tạo. Lớp học này dành riêng cho các bạn thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, vốn thường có môn viết lách đòi hỏi tra cứu nhiều và luôn yêu cầu dành ít nhất 3 tiếng/tuần để "thả hồn" trên mạng.