6 ngày khai quật công trường, chuyên gia tìm được 'mê cung' vàng bạc: Nhưng đó lại là 'nỗi bất hạnh' của họ!
Đường triều nổi tiếng được khen ngợi với nhiều cung điện rực rỡ, trang phục lộng lẫy cùng lối sống xa hoa hưởng thụ. Tất cả như được khẳng định thêm sau những khám phá gây sốc tại ngôi làng không mấy nổi tiếng, Hà Gia.
Vào ngày 5 tháng 10 năm 1970, trên một công trường xây dựng ở làng Hà Gia, ngoại ô phía nam thành Tây An xưa, các công nhân đào được một bình gốm đặc biệt cao 65cm, đường kính 60cm và cách 0,8m so với mặt đất. Họ nhanh chóng báo tin đến đội khảo cổ học Tây An và tiến hành khai quật di tích.
Qua sáu ngày khai quật, nhóm khảo cổ thành công thu thập hơn 1000 báu vật khác nhau. Đội nhận định, nơi đây như một hầm chứa kho báu khổng lồ, mọi phát hiện đều gây sốc đối với họ.
Hầu hết các đồ vật tìm thấy đều được làm bằng ngọc bích, vàng ròng và bạc nguyên chất. Tìm thấy tổng cộng 270 vật dụng bao gồm: sáu loại dụng cụ ăn uống, dụng cụ nghi lễ, dụng cụ làm thuốc, dụng cụ vệ sinh, đồ trang trí và 466 đồng tiền nổi tiếng được phát minh bởi hoàng đế Huyền Tông.
Bên cạnh những bảo vật quốc gia còn xuất hiện nhiều vật phẩm triều cống của nước ngoài. Qua đây có thể chắc chắn chủ sở hữu hầm bảo vật này phải thuộc tầng lớp cao quý và mối quan hệ với triều định hoặc của một sứ thần nào đó.
Dựa theo những đặc điểm nhận dạng vùng ghi chép ở 2 cuốn lịch sử thời Đường: Lưỡng Kinh Tân Ký và Đường Lưỡng Kinh Thành Phương Thảo, đội khảo cổ đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm chủ nhân hầm báu. Đó có thể là Lý Thủ Lễ hoặc sứ thần Lưu Chấn.
Lý Thủ Lễ là cháu trai của hoàng đế Cao Tông. Ông thừa kế quyền lực từ cha và ông của mình, cai quản tất cả các xưởng thủ công của hoàng giađến công nghiệp đúc vàng bạc của quốc gia.
Chuyên gia đưa ra giả thuyết: Số lượng báu vật này chính nằm tại điền trang nhà Lý Thủ Lễ mà chưa một ai phát hiện ra.
Còn về Lưu Trấn, ông giữ chức quan quản lý tài chính triều đình, nhận nhiều vật phẩm cống nạp rồi bị kết án tử hình do cấu kết với quân phản nghịch. Cuối cùng, ông phải bỏ trốn và để lại số tài sản khổng lồ này.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những suy luận từ các nhà khảo cổ và chưa được chứng thực rõ ràng. Dù tìm được kho báu nhưng các chuyên gia không thể nào giải mã được: Kho báu chôn cất khi nào và ai đã cất giấu, tất cả vẫn còn là bí ẩn. Đó chính là 'nỗi bất hạnh' của các nhà khảo cổ!
Mặc dù sự thật của lịch sử trở thành một bí ẩn, nhưng những bảo vật quý hiếm được tìm thấy ở làng Hà Giang chính là nhân chứng sống cho sự vinh quang của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.