7 'báo động đỏ' trên cơ thể chứng tỏ ung thư đang đến rất gần, nguy hiểm nhất là số 1
Dưới đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư đang đến rất gần mà các chuyên gia khuyên bạn nên để ý, hãy cảnh giác với chúng.
Đau dai dẳng không rõ nguyên nhân
Hầu hết các cơn đau không phải dấu hiệu ung thư nhưng nếu bạn đau đớn trong thời gian dài, nên đi kiểm tra. Có thể kể đến như, đau đầu dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư não, đau ngực dai dẳng là dấu hiệu của ung thư phổi, đau nhiều ở vùng bụng có thể là ung thư buồng trứng,…
Xuất hiện nhiều nốt ruồi lạ
Đốm đen mới xuất hiện hoặc một nốt ruồi phát triển thành hình dạng lạ là điều đáng chú ý. Trong trường hợp này, cần đến bác sĩ da liều để tầm soát ung thư da.
Vết thương không lành
Nếu bạn có một vết loét suốt 3 tuần vẫn chưa lành, nên nói điều này cho bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư biểu mô.
Sụt cân đột ngột
Nếu bạn đột nhiên giảm từ 5 kg trở lên mà không có nguyên nhân cụ thể như: ăn kiêng hay điều trị bệnh,... rất có thể cơ thể đang bị tổn thương. Việc sụt cân là dấu hiệu thường diễn ra ở bệnh ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản hay phổi.
Vết loét miệng hoặc lưỡi lâu lành
Vào mùa nóng mọi người thường xuyên bị loét và nhiệt miệng và chủ quan về nó. Nhưng nếu các vết loét dai dẳng cả tháng không khỏi hãy đến bệnh viện ngay trước khi quá muộn.
Các vết loét có thể là dấu hiệu của ung thư da hoặc hiếm khi là ung thư đầu hoặc cổ. Các vết loét thường do virus herpes simplex type 1 gây ra, một loại virus có khả năng lây nhiễm cao khi bạn hôn hoặc dùng chung đũa, thìa với người mang bệnh.
Đi tiểu thường xuyên
Nếu bạn thường xuyên phải “ghé thăm” nhà vệ sinh hoặc cảm thấy khó chịu khi đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt hoặc bàng quang.
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở nam giới. Hầu hết đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh, thường không có triệu chứng đáng chú ý. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể gặp các triệu chứng tiết niệu. Đối với trường hợp di căn, các dấu hiệu cảnh báo phổ biến bao gồm mệt mỏi, đau nhức, khó ngủ.
Ho dai dẳng, khàn giọng
Ho dai dẳng, kéo dài nếu sau khi được điều trị mà bệnh không thuyên giảm hoặc ho ra máu, nhất là khi bạn không phải là người hút thuốc lá thì nên đến gặp bác sĩ, có thể bạn sẽ được cấy đờm hoặc làm các xét nghiệm, chụp chiếu… cận lâm sàng để rà soát ung thư phổi.