7 biện pháp tại nhà giảm mệt mỏi do viêm xoang

Viêm xoang thường do nhiễm vi khuẩn khiến xoang bị phù nề gây tăng tiết chất nhầy. Một số biện pháp khắc phục và điều trị tại nhà có thể làm giảm mệt mỏi do viêm xoang...

1. Các triệu chứng phổ biến của viêm xoang

TS. Nicole Leigh Aaronson, chuyên gia tai mũi họng tại New Jersey, Mỹ cho biết, khi bị viêm xoang, thường có biểu hiện đau quanh mắt, trán và má, ngạt mũi, hôi miệng, gỉam cảm giác vị giác và khứu giác, đau răng, ho có đờm, chảy nước mũi vàng hoặc xanh, cơ thể sốt, mệt mỏi...

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm xoang, đặc biệt là sau khi bị cảm lạnh do khả năng miễn dịch suy giảm. Tuy nhiên, một số người có thể dễ bị viêm xoang hơn như người có lỗ xoang hẹp, người bị polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, bị dị ứng, người có hệ miễn dịch suy yếu...

2. Biện pháp giảm triệu chứng viêm xoang tại nhà

2.1 Rửa mũi

Bạn cần chuẩn bị bình xịt mũi, nước muối sinh lý 0,9% hoặc dùng gói muối pha theo hướng dẫn. Biện pháp này giúp làm sạch chất nhầy trong xoang.

Cách thực hiện:

Cúi, nghiêng đầu một góc 45 độ xuống bồn rửa mặt. Dùng bình xịt chứa nước muối đưa vào một bên mũi và bóp với lực vừa phải để nước muối vào mũi và chảy từ mũi bên này sang mũi bên kia.
Trong quá trình rửa mũi, bạn nên hít thở bằng miệng.

Rửa mũi làm sạch chất nhầy, giảm khó thở do viêm xoang.

Rửa mũi làm sạch chất nhầy, giảm khó thở do viêm xoang.

2.2 Xông hơi

Để thực hiện biện pháp này, bạn cần chuẩn bị nước đun sôi, khăn chùm đầu.

Cách thực hiện:

Đổ đầy nước nóng vào bát hoặc nồi (kích thước vừa phải), bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, khuynh diệp... vào nước rồi chùm khăn qua đầu để hít hơi nước. Bạn có thể hít thở sâu bằng mũi trong 10–15 phút, lặp lại các bước này 3–4 lần mỗi ngày.
Cách làm này hỗ trợ làm thông xoang, giúp dễ thở, giảm khó chịu do tắc nghẽn trong xoang.

Xông hơi giúp làm thông xoang, giảm khó chịu do tắc nghẽn xoang.

Xông hơi giúp làm thông xoang, giảm khó chịu do tắc nghẽn xoang.

2.3 Uống nhiều nước

Uống nhiều nước để bổ sung chất lỏng cho cơ thể có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp tống xuất chất nhầy khỏi xoang dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần hạn chế uống nước trái cây và tránh uống các loại nước có chất kích thích như caffein và rượu.

2.4 Chườm ấm

Để chườm ấm, bạn có thể ngâm một chiếc khăn mặt sạch trong nước nóng, vắt nhẹ rồi đắp lên những vùng da bị ảnh hưởng trên mặt, chẳng hạn như mũi và trán giúp giảm đau và áp lực từ các xoang bị tắc.

Chườm ấm vùng mũi giúp giảm áp lực xoang.

Chườm ấm vùng mũi giúp giảm áp lực xoang.

2.5 Nghỉ ngơi

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi bị viêm xoang là nghỉ ngơi. Điều này giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng để bạn có thể khỏe lại nhanh hơn và tránh lây nhiễm cho người khác.

2.6 Gối cao đầu

Khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngủ, hãy nâng cao đầu bằng một số gối phụ nhằm hạn chế chất nhầy mắc kẹt trong xoang gây khó thở. Tuy nhiên, bạn không nên gối đầu cao quá vì dễ gây tổn thương cổ, mỏi và nhức vai.

2.7 Sử dụng máy tạo độ ẩm

Thêm độ ẩm cho không khí, đặc biệt là nơi bạn ngủ giúp giải tỏa tắc nghẽn do viêm xoang. Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, khuynh diệp... vào nước để phát tán trong không khí, giúp làm thông thoáng xoang, giảm ngạt mũi.

Dùng máy tạo độ ẩm giúp làm thông thoáng xoang, giảm ngạt mũi.

Dùng máy tạo độ ẩm giúp làm thông thoáng xoang, giảm ngạt mũi.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo bạn cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng khi có biểu hiện:

Viêm xoang hơn 10 ngày.
Các triệu chứng xấu đi sau một thời gian cải thiện.
bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, chẳng hạn như đau mặt.
Sốt kéo dài hơn 3–4 ngày.

Mời bạn xem tiếp video:

Lê Mỹ Giang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/7-bien-phap-tai-nha-giam-met-moi-do-viem-xoang-169230310095734742.htm