Trong sự nghiệp 'đi săn tội phạm', hiếm siêu anh hùng nào lại sở hữu kho vũ khí khổng lồ như Batman. Trong số đó, rất nhiều dụng cụ đặc biệt không được Hiệp sĩ bóng đêm ưu ái.
Trong quá khứ, bên cạnh căn phòng thẩm vấn đặc biệt, Batman còn sở hữu một thiết bị phát hiện nói dối nhưng hiệu quả mang lại của chúng không thực sự rõ ràng. Lý do các nhà tâm lý học đã phát hiện một số tên tội phạm được đào tạo có thể “đánh bại” máy phát hiện nói dối vì vậy Batman đã bỏ nó khỏi kho vũ khí của mình. Ngày nay, siêu anh hùng của chúng ta có thể đọc suy nghĩ của tội phạm bằng chính đôi mắt và kinh nghiệm của mình để phát hiện liệu chúng có nói dối hay không.
Trong Batman: Gotham After Midnight #2 của Steve Niles và Kelley Jones, một vài tên tội phạm đang cố gắng hợp sức để hạ gục Batman nhưng không thành. Thậm chí, chúng còn trở thành mục tiêu để Batman thử nghiệm vũ khí mới - Bat-Nets. Đó là một loại thiết bị giống với Batarangs, một khoảng thời gian ngắn sau khi phóng ra, chúng sẽ nổ và tạo thành một tấm lưới khổng lồ. Đối tượng mắc phải lưới sẽ không thể chạy thoát. Bat-Nets phù hợp với nhóm tội phạm có số lượng lớn tuy nhiên đối mặt với những tên trùm sừng sỏ thì không mấy hiệu quả. Dần dần, Batman cũng không mấy khi sử dụng loại vũ khí này nữa.
Trong kho vũ khí của Batman có một công cụ khá đặc biệt. Đó là chiếc đèn hiệu có thể phát ra tần số siêu âm, qua đó tập trung hàng trăm, hàng nghìn con dơi trong thời gian ngắn. Thứ “vũ khí” này tỏ ra hiệu quả khi giúp Batman khoác lên mình một “bộ cánh bí ẩn”, giống như có thể triệu hồi đàn dơi bằng năng lực siêu nhiên vậy. Trong bộ Year One của Frank Miller, Batman từng sử dụng thiết bị này để triệu tập một binh đoàn dơi khổng lồ, giúp anh trốn thoát khỏi cảnh sát của Gotham. Tuy nhiên, thiết bị triệu hồi dơi siêu âm này đã không còn xuất hiện trong nhiều năm.
Máy ghi âm dạng băng là minh chứng lớn nhất cho việc các thiết bị công nghệ có thể “bay màu” nhanh đến thế nào trong tiến trình lịch sử và cả trong các bộ comic hiện đại. Trong quá khứ, Batman từng sử dụng thiết bị ghi âm dạng băng cassette trong các cuộc phiêu lưu đầu tiên của mình. Đây là một trong những phương pháp hữu dụng để lần theo manh mối của các vụ án. Thiết bị này thường được tích hợp vào chiếc thắt lưng đặc biệt của Hiệp sĩ bóng đêm. Giờ đây, khi công nghệ đang phát triển với tốc độ tên lửa, những thiết bị đó trở nên lỗi thời và hiếm khi nào xuất hiện trong thế giới truyện tranh của DC.
Trong những năm 1940, phương pháp mà hai người có thể nói chuyện, trao đổi với nhau chỉ có điện thoại cố định. Việc giao tiếp được thông tin mà không bị phụ thuộc vào không gian trở nên quá xa xỉ và chỉ dành cho các siêu anh hùng. Với Người Dơi, anh ấy dùng Bat-Communicators để liên lạc với Robin. Đáng tiếc, cũng giống với thiết bị ghi âm, hệ thống Bat-Communicators nhanh chóng trở nên lạc hậu. Giờ đây, DC Comics trang bị cho Batman vô số phương pháp liên lạc khác nhanh, bảo mật hơn nhiều.
Bút chì màu không phải một món đồ công nghệ cao, liệu nó có thể hỗ trợ gì cho Batman hay không? Câu trả lời là có. Chính xác là từng có. Trong những năm 1950, Batman sử dụng bút màu như một cách để lại các tín hiệu bí mật cho đồng đội mà không cần nói hay viết gì cụ thể. Theo thời gian, việc làm này trở nên vô lý và dần biến mất. Đó là chưa kể, bút chì màu không được đánh giá cao về độ bền, không thích hợp để trong thắt lưng của Batman.
Đối với một thám tử truy đuổi tội phạm, đèn flash là một thiết bị không thể thiếu. Tuy nhiên, điều này không thực sự phù hợp đối với Batman. Hiếm khi nào chúng ta thấy Người Dơi sử dụng đèn flash hay một chiếc còng tay bình thường. Nếu cần đến công dụng của chúng, siêu anh hùng này có thể sở hữu một phiên bản cao cấp, hiện đại hơn nhiều.