7 loại thảo dược quý hỗ trợ người viêm gan, gan nhiễm mỡ
Trước khi có nền y học hiện đại với nhiều thành tựu trong khắc phục bệnh viêm gan, từ xa xưa các bậc danh y cũng đã vận dụng nhiều vị thảo dược quý giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vàng da, nước tiểu vàng sẫm trong bệnh lý viêm gan.
Sức mạnh 7 thảo dược quý tốt cho gan
Trong đó, Viện Công nghệ Sinh học Việt Nam thực hiện hàng loạt nghiên cứu khác trên hàng trăm thảo dược chọn lọc ra 7 dược liệu tốt để kết hợp thành công thức hoàn hảo hỗ trợ khắc phục các bệnh lý về gan. Đó là:
Nấm linh chiđược Thần Nông Bản Thảo xếp hạng Thượng dược, trên cả nhân sâm vì có khả năng hỗ trợ bảo vệ, chống lại nhiều bệnh tật. Đặc biệt có tác dụng hỗ trợ nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, ức chế virus tấn công tế bào gan, phục hồi tổ chức gan bị tổn thương. Dần dần cải thiện chỉ số men gan, tăng tính thải độc cho gan mật.
Núc nác vừa là cây thực phẩm, “đặc sản” của đồng bào Tây Nguyên vừa là thảo dược quý trong Y học cổ truyền. Từ xưa, núc nác đã trở thành vị thuốc chủ lực của nhiều bài thuốc khắc phục bệnh viêm gan, suy gan, vàng da. Còn theo y học hiện đại, trong núc nác chứa các hợp chất bioflavonoid có tác dụng nhất định đối với việc điều chỉnh và loại bỏ chứng viêm gan cấp tính và mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ và tổn thương gan độc hại.
Đan sâm ngày nay đã được khoa học hiện đại chứng minh tốt cho cả người bệnh viêm gan cấp (Kiều Phúc Lương, Thiểm Tây Trung Y, 1980) và viêm gan mạn tính (Bạch Ngọc Lương, chích dịch Đơn sâm trị viêm gan mạn hoạt động, Tạp chí Trung Tây Y kết hợp, 1984). Điều này có được là nhờ đan sâm hữu dụng trong việc hỗ trợ tăng lưu thông máu trong gan, chống viêm gan, loại huyết xấu sinh huyết mới. Do đó có khả năng làm nuôi dưỡng phục hồi tổ chức gan, tăng hiệu quả hoạt chất ức chế virus, kéo dài tỷ lệ sống tế bào gan trong điều kiện thiếu oxy.
Hoa Marigold, nhóm hoạt chất flavonoid trong loài hoa này đã được nhiều nghiên cứu khoa học thực hiện tại Nga, Pháp và các nước Đông Âu cho thấy nó giúp điều hòa chuyển hóa lipid và các enzym của gan.
Hà thủ ô đỏkhông chỉ có tác dụng hỗ trợ hóa tóc, râu trắng thành đen, khỏe gân xương mà còn là vị thuốc bổ can (gan) trong y học cổ truyền. Ở Anh, các nhà khoa học gọi vị thảo dược này là “Polygonum multiflorum”, trong đó chứa hàng trăm hoạt chất khác nhau, song nổi trội là anthraquinon, stilbenes, flavonoid... mang lại nhiều lợi ích, nhất là với gan. Hà thủ ô đỏ có thể kịp thời hỗ trợ làm tăng tích lũy glycogen ở gan lên đến 6 lần và hỗ trợ giảm triệu chứng viêm gan ứ mật, gan nhiễm mỡ.
Nấm bào ngư (hay nấm sò)được ví như dân gian, có tác dụng gián tiếp và trực tiếp cho gan. Trong đó, theo New York Magazine, nấm bào ngư giúp phòng và chữa các bệnh cao huyết áp, béo phì, các bệnh đường ruột, lọc máu xấu. Những điều này gián tiếp làm giảm áp lực cho gan. Đặc biệt, nấm bào ngư giúp giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachloride, thioacetamide và prednisone… Làm tăng lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan.
Hoài sơn được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền suốt hơn 2.000 năm qua, giúp bồi bổ ngũ tạng. Hoài sơn không chỉ giúp bổ gan mà còn có tác dụng hạ áp, ngừa béo phì và chữa bệnh đường ruột, khó tiêu. Khi hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, gan sẽ có đủ tinh lực để thực hiện nhiệm vụ thải độc của mình.
Song với cuộc sống hiện đại ngày nay, không phải ai cũng có đủ thời gian và kiến thức để phối hợp đúng, căn đủ hàm lượng chuẩn, sắc đúng nhiệt độ và thời gian. Đó là chưa kể đến chất lượng thảo dược khi thị trường “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay. Điều này không chỉ tốn công sức mà chưa chắc là tận dụng được hiệu quả của các vị thuốc quý cho gan.