7 thói quen xấu gây stress, năng suất làm việc kém hiệu quả
Lo lắng và phiền muộn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta, cả về thể chất và tinh thần, đồng thời còn làm giảm năng suất công việc và học tập.
7 thói quen xấu gây stress, năng suất làm việc kém hiệu quả
Dưới đây là những thói quen xấu khiến 99% người Việt mắc phải khiến cho tinh thần căng thẳng, lo âu kéo dài làm giảm hiệu suất công việc cho ngày mới.
Để chuông báo thức nhưng tắt đi rồi ngủ nướng thêm một chút
Chiếc đồng hồ báo thức khó ưa làm bạn bực mình khi cứ kêu váng lên vào mỗi buổi sáng sớm. Với công nghệ hiện đại, đồng hồ báo thức đã có thêm chế độ im lặng sau vài phút không gọi được chủ nhân rồi ca lại bài ca “dậy đi” sau vài phút.
Với thói quen xấu vào buổi sáng này không chỉ làm giấc ngủ của bạn bị giảm chất lượng dù bạn cứ cố ngủ thêm mà còn phá hỏng thói quen dậy sớm tập thể dục vào buổi sáng nữa.
Thói quen uống trà hay cà phê khi vừa thức dậy
Nếu bạn có thói quen uống cà phê hay trà vào buổi sáng khi chưa ăn gì thì hãy bỏ ngay nhé, bởi đây là thói quen xấu, chẳng tốt cho sức khỏe chút nào.
Việc uống trà và cà phê khi chưa có gì vào bụng sẽ hủy hoại cơ quan tiêu hóa của bạn, vì sáng là lúc dạ dày đang đầy axit trong khi trà và cà phê là những loại đồ uống làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày.
Thay vào đó, bạn nên ăn hay uống những sản phẩm có tính kiềm. Uống một ly nước lọc ấm cũng là lựa chọn tuyệt vời cho cái bụng trống rỗng vào sáng sớm.
Thói quen ăn sáng vội vàng
Ăn vội ăn vàng vào buổi sáng là một thói quen xấu cần tránh. Để dạ dày bạn được khỏe mạnh, tốt nhất hãy uống 1 ly nước lọc ấm rồi ăn sáng 30 phút sau đó.
Vậy nên bạn hãy ngồi vào bàn, ăn hết bữa sáng một cách chậm rãi trước khi đến trường hoặc công ty sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho ngày làm việc hiệu quả.
Thói quen hay bỏ bữa
Các bữa ăn trong ngày không chỉ giúp cơ thể ổn định trao đổi chất và cân bằng mức insulin, mà còn giúp ổn định tinh thần và tăng sự phấn khởi.
Theo tạp chí Cơ thể và Sức khỏe: “Trì hoãn bữa ăn quá lâu hoặc bỏ bữa dẫn đến lượng đường trong máu không ổn định, gây ra cảm giác lo âu cũng như các trạng thái run rẩy, chóng mặt, lẫn lộn hoặc khó phát âm”.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi mất nước. Thức ăn và nước là nhu cầu sinh học tự nhiên của cơ thể, thiếu chúng tất sẽ dẫn đến lo lắng.
Vì vậy, hãy ăn uống điều độ và đầy đủ là giải pháp duy nhất. Bạn nên uống một ly nước ngay sau khi vừa ngủ dậy. Nếu phải làm việc cả ngày, hãy mang theo nước và đồ ăn vặt để cung cấp năng lượng.
Thói quen thức khuya
Đêm là lúc cơ thể thư giãn và hồi sức sau một ngày dài mệt mỏi. Vì vậy, việc thức khuya sẽ làm gián đoạn lịch sinh học của cơ thể, khiến quá trình thải độc bị ảnh hưởng, lâu dần có thể gây hại cho gan thận và các cơ quan nội tạng khác.
Sử dụng điện thoại quá nhiều
Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Baylor cho thấy, sinh viên Mỹ dành trung bình 9 tiếng mỗi ngày trên điện thoại. Tất nhiên, công nghệ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, lạm dụng nó là một trong những nguyên nhân của lo âu. Hình thức giải trí trên điện thoại thực chất không hề làm bạn thư giãn mà còn làm tăng sự hồi hộp của hệ thần kinh trung ương, từ đó tăng sự lo lắng.
Tiếp xúc với những người tiêu cực
Có thể bạn nghĩ rằng, việc giao tiếp với những người đồng cảnh ngộ giúp mình cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng sự thật, tiếp xúc với những người tiêu cực và lo lắng giống mình chỉ làm tâm trạng bạn ngày càng tệ hơn.