70% người Việt nhiễm một loại vi khuẩn nguy hiểm: 3 thói quen tai hại khi ăn làm mầm bệnh lây lan nhanh
Loại vi khuẩn này ký sinh trong mô niêm mạc dạ dày và có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.
Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết hiện có khoảng 60-70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Loại vi khuẩn này được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày - tá tràng và có liên quan đến sự hình thành các khối u trong dạ dày.
Vi khuẩn HPđi vào cơ thể và ký sinh trong các mô niêm mạc dạ dày. Sau đó, chúng sẽ kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày khiến con người mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Loại vi khuẩn này rất dễ lây lan. Con đường lây nhiễm HP phổ biến nhất là ăn uống. Nguyên nhân tỷ lệ nhiễm HP trong cộn đòng cao là do thói quen ăn uống.
Chấm chung một bát nước mắm
Mâm cơm của người Việt không thể thiếu đi một bát nước mấm dùng chung cho cả gia đình. Tuy nhiên, nó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP. Nếu có một người bị nhiễm vi khuẩn HP và chấm chung bátnước mắmthì người khác cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Gắp thức ăn cho nhau
Người Việt cho rằng việc thức ăn mời nhau thể hiện sự hiếu khách. Tuy nhiên, khi dùng đũa của mình gắp đồ ăn cho người khác, vi khuẩn HP trên đũa sẽ bám vào thức ăn và làm lây lan cho người được mời. Ngoài HP, các vi khuẩn khác cũng có thể lây lan theo cách này như vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩnquai bị, viêm gan A, viêm gan E...
Ngoài ra, việc dùng đũa "khua khoắng" trong đĩa thức ăn cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn HP. Sử dụng chung ly, chén, bát với người mang vi khuẩn cũng rất dễ bị nhiễm bệnh.
Mớm thức ăn cho trẻ
Đây là thói quen tai hại của rất nhiều người lớn. Ở nước ta, trẻ em là đối tượng có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP. Trên thực tế, có những trẻ chỉ mới 2 tuổi đã mắc loại vi khuẩn này. Việc người lớn mớm thức ăn sẽlàm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ và gây các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.