8 nhà quân sự đại tài trong lịch sử Trung Quốc gồm những ai?
Tôn Vũ, Táo Tháo, Nhạc Phi là 3 trong 8 nhà quân sự đại tài trong lịch sử Trung Quốc.
1. Tôn Vũ
Ông sống vào cuối thời Xuân Thu, là một trong những chiến lược gia vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông là cha đẻ “Binh pháp Tôn Tử”- cuốn sách về hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại. Cuốn sách không chỉ là kho báu quân sự của Trung Quốc mà có tầm ảnh hưởng lớn đến nước láng giềng - Nhật Bản.
Mặc dù, "Binh pháp Tôn Tử" là cuốn binh pháp nhưng lại có tầm ảnh hưởng, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như: thể thao, kinh doanh, khoa học… Giới nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc kết luận rằng: “Trong sự nghiệp quân dịch của mình, Tôn Vũ trực tiếp chỉ huy năm trận đánh và chính năm trận chiến "để đời" này đã góp phần đưa tên tuổi của ông bất hủ cùng thời gian”.
2. Ngô Khởi (440 TCN - 381 TCN)
Ông là nhà chính trị và quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Khi ông nắm quyền nước nào đều giúp nước đó hùng mạnh, mở mang bờ cõi, các nước khác không đến xâm lược. Ông đã làm tướng cho nước Lỗ và Ngụy. Đặc biệt, dưới thời ông cầm quân ở nước Ngụy, ông đã có nhiều trận đánh với nhiều chiến tích lừng lẫy, bao gồm chiếm được năm thành của nhà Tần. Tuy nhiên, sau này vì bị vị quan trong triều ly gián Ngô Khởi với vua Ngụy nên ông không được tin dùng và bỏ đi nơi khác. Ông đầu quân cho nhà Sở và được vua Sở Điệu Vương phong làm tể tướng.
Cải cách của Ngô Khởi giúp nhà Sở giàu mạnh nhất thời đó (phía nam bình định Bách Việt, phía bắc tiêu diệt nước Trần, nước Sái, cự tuyệt Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy), phía tây đánh Tần). Tác phẩm quân sự “Binh pháp Ngô Khởi” của ông được đánh giá là một trong 7 bộ binh pháp nổi tiếng của Trung Quốc. Ông và Tôn Vũ thường được nhắc đến như những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất của Trung Hoa.
3. Lý Tĩnh (571- 649)
Ông là anh hùng dân tộc, nhà lý thuyết quân sự và vị tướng xuất sắc của Trung Hoa vào thời Sơ Đường. Danh tướng nhà Tùy Hàn Cầm Hổ (cậu của Lý Tĩnh) đánh giá rất cao tài năng của ông đến nỗi thường nói rằng: "Có thể đàm đạo cùng ta về binh pháp Tôn, Ngô (Tôn Tử, Ngô Khởi), cũng chỉ có Lý Tĩnh thôi." Ông là chủ soái nhiều trận chiến để thống nhất đất nước trong triều đại nhà Đường và giải quyết các tranh chấp biên giới.
Đặc biệt, ông có công đánh tan quân Đột Quyết của Hiệt Lợi Khả Hãn ở biên giới phía Đông Đại Đường. Lý Tĩnh viết nhiều sách binh pháp nhưng hầu hết sách của ông đều bị thất lạc. Sau này cuốn sách 唐太宗李卫公问对 (tạm dịch là Lý Tĩnh trả lời các câu hỏi của vua Đường Thái Tông) được biên soạn và đến thời Bắc Tống, cuốn sách về chiến lược quân sự này trở thành Vũ kinh thất thư – 7 bộ binh pháp danh tiếng của Trung Quốc cổ đại.
4. Tôn Tẫn
Ông sinh ra trên nước Tề và là quân sư, nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Tam Quốc. Vì người bạn học của ông là Bàng Quyên làm tướng nước Ngụy ghen ghét tài học của Tôn Tẫn nên đã hại ông què hai chân và giấu mình không dám lộ diện. Nhưng sau này, ông đã thuyết phục được sứ giả nước Tề và trở thành quân sư của Điền Kỵ - tướng nhà Tề, ngồi trong xe kín, bày mưu đánh nhà Ngụy kiệt quệ.
Điển hình là trận chiến cứu Hàn khỏi Ngụy và Triệu, ông dùng kế Hai kế vây Ngụy cứu Triệu và rút bếp nổi tiếng khiến cho Bàng Quyên phải rút kiếm tự tử. Ông là tác giả cuốn "Tôn Tẫn binh pháp" được phát hiện trong cuộc khai quật ở tỉnh Sơn Đông năm 1972. Bộ binh pháp này kế thừa và phát triển của Tôn Tử binh pháp nhưng nó tiến bộ hơn.
5. Hàn Tín (229 - 196 TCN)
Thời Hán Sở tranh hùng, ông được coi là một trong "tam kiệt nhà Hán" có công lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm. Hàn Tín được người đời sau nhớ đến như một nhà lãnh đạo quân sự tài giỏi về việc ông vận dụng các chiến lược và chiến thuật trong mỗi trận chiến, và một số chiến thuật là nguồn gốc của nhiều câu thành ngữ Trung Quốc.
Chính vì vậy, Lưu Bang lo sợ tầm ảnh hưởng và tài năng của ông nên đã bày mưu vu cáo ông, khiến Hàn Tín trở thành đồng mưu với nội gián Trần Hy.
6. Đường Thái Tông (599 - 649) (tên thật là Lý Thế Dân)
Ông là vị vua thứ hai của triều đại nhà Đường và là nhà cầm quân lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc. Ông giỏi võ nghệ, có tài cầm quân, không sợ những việc nguy hiểm nhất.
Đặc biệt, ông có tài dùng người và không ngại dùng kẻ thù cũ đã đầu hàng mình. Có lần ông can ngăn cha của mình giết Lý Tĩnh vì mối thù hận riêng. Sau này, Lý Tĩnh trở thành dũng tướng cho nhà Đường.
Vì vậy, Lý Thế Dân rất được lòng các tướng sĩ và mới 18 tuổi, ông đã nắm binh quyền trong tay thu phục nhiều tướng tài dưới trướng như: Lý Tĩnh, Uất Trì Kính Đức… Hơn nữa, ông đã động viên cha khởi nghĩa chống lại nhà Tùy ở Thái Nguyên, Sơn Tây năm 617. Sau đó, ông đã thu phục hầu hết các vùng đất quan trọng bị chia rẽ sau khi thành lập nhà Đường. Ông được người đời sau trịnh trọng coi như người cùng với cha sáng lập ra triều đại cực thịnh nhà Đường.
7. Nhạc Phi (1103 – 1142)
Ông là một trong những danh tướng lừng danh trong sử sách Trung Quốc. Ông đã tham gia chống giặc xâm lược Kim thời Nam Tống, đánh 126 trận và toàn thắng, nên được gọi là “thường thắng tướng quân”. Ông có những ưu điểm của Hàn Tín, Bành Việt, Chu Bột, Quán Anh, tác phong của Gia Cát Khổng Minh (Tống sử, trong "Nhạc Phi truyện").
Ông không chỉ được người sau nhớ đến như vị tướng quân sự tài ba, mà còn nhân cách cao quý của ông - một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần. Tuy nhiên, cố gắng của ông nhằm thu hồi các vùng đất phía bắc mà nhà Nam Tống đã đánh mất trước đó đã bị các quan lại chống lại. Vì vậy, ông và con trai đã bị gian thần Tần Cối hạ độc giết chết tại đình Phong Ba.
8. Tào Tháo (155 - 220)
Tào Tháo là một trong những nhà quân sự kiệt xuất cuối triều đại nhà Hán của Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho chế độ cát cứ phân tranh ở miền Bắc Trung Quốc, tạo nên nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Tào Tháo là người có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác. Ông được khen ngợi là một nhà lãnh đạo sáng suốt và nhà quân sự thiên tài, đối xử tướng lĩnh cấp dưới của mình như người trong gia đình. Mặc dù, hình ảnh của ông không được các nhà nho học ưa thích và thường biểu tượng cho dối trá, phản bội và mưu mẹo.