8 tật xấu bào mòn tuổi thọ từng ngày, bỏ 1 điều sống thọ thêm 1 năm
Những thói quen xấu là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều căn bệnh xuất hiện, từ đó khiến cho tuổi thọ của nhiều người giảm đi đáng kể.
1. Thức khuya
Có rất nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy việc thức khuya làm tăng nguy cơ “tử vong sớm”.
Thức khuya trong thời gian dài sẽ gây hại cho toàn bộ cơ thể, bởi hormone vỏ thượng thận và hormone tăng trưởng của con người chỉ được tiết ra trong giấc ngủ ban đêm. 2 loại hormone này có chức năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate và đảm bảo sự phát triển của cơ bắp.
Khảo sát mới nhất cho thấy, nếu mỗi người ngủ ít hơn 6,4 giờ mỗi ngày thì tương đương với việc giảm tuổi thọ 6,2 ngày mỗi năm. Những người ngủ ít hơn 6,5 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đáng kể.
Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ khuyến nghị người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, trong đó 8 tiếng là thời gian ngủ tiêu chuẩn.
2. Uống ít nước
Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể con người, máu, bạch huyết và dịch tiết cơ thể đều liên quan đến nước. Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể của một người trưởng thành. Hàm lượng nước trong máu chiếm khoảng 90%.
Nếu một người chỉ uống nước khi cảm thấy khát, điều đó cho thấy cơ thể đã mất nước trầm trọng, nó sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Người trưởng thành khỏe mạnh nên khoảng 1500ml nước mỗi ngày (bao gồm cả trong đồ ăn).
3. Ngồi quá lâu
Ngồi lâu một chỗ là nguyên nhân gây ra 40,89% người bị đau cột sống cổ, 22,68% số người bị béo phì và 13,97% số người bị nhức mỏi vay gáy. Trên thực tế, tác hại của việc ngồi lâu còn vượt xa tưởng tượng của nhiều người.
Ngay từ năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng, hơn 2 triệu người trên thế giới chết mỗi năm do ít vận động, trong đó 70% bệnh tật là do ngồi quá lâu gây ra. Ngồi lâu cũng là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hiện nay.
Các chuyên gia y tế Đức chỉ ra rằng, những người ít vận động dễ mắc ung thư hơn, bởi vì số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể con người tăng lên cùng với sự gia tăng hoạt động và những người ít vận động thiếu tế bào miễn dịch.
4. Hay lo lắng
Lo lắng rất có hại cho cơ thể, bởi lúc này dây thần kinh giao cảm hưng phấn, tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao, độ nhớt của máu tăng cao. Khi tim tiêu thụ oxy nhiều hơn, nó có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, huyết khối hoặc nhồi máu cơ tim.
Một nghiên cứu cho thấy 80% nữ bệnh nhân ung thư, 90% bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh mạch vành, 60% bệnh nhân tiểu đường, 90% bệnh nhân mắc tuyến giáp đều có chung một thói quen là hay lo lắng.
Một nghiên cứu do Đại học College London, Đại học Manchester và các tổ chức khác đồng thực hiện cho thấy, những người không vội vàng và biết cách tận hưởng trọn vẹn niềm vui của cuộc sống có thể sống thêm trung bình 9-10 năm.
5. Ăn nhiều muối
Thói quen ăn nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp cao, hơn 70% bệnh nhân có thói quen này.
Huyết áp cao, bệnh thận, nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiều bệnh tim đều liên quan đến việc ăn quá nhiều muối.
Nếu thường xuyên ăn mặn, các mạch máu sẽ bị lão hóa sớm. Các khối u ác tính có thể liên quan đến việc ăn nhiều muối. Ăn nhiều muối còn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày.
6. Ăn quá no
Bỏ bữa sáng hoặc ăn quá nhiều đều là nguyên nhân gây tử vong sớm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người không chú trọng đến bữa sáng thậm chí còn bị rút ngắn tuổi thọ trung bình 2,5 năm. Ăn quá no không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa mà còn dễ làm tổn thương lục phủ ngũ tạng.
Y học hiện đại cho rằng bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, mất trí nhớ do tuổi già và các bệnh khác đều có liên quan tới việc ăn quá no.
Do đó, bạn nên dành thêm 10 đến 20 phút vào buổi sáng để ăn sáng, điều này cũng sẽ ngăn ngừa việc ăn quá nhiều do đói vào bữa trưa.
7. Nghiện rượu
Nghiện rượu chính là thủ phạm làm trầm trọng thêm các bệnh như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gút và các bệnh khác.
8. Không khám sức khỏe định kỳ, không tập thể dục
Điểm chung của những người sống thọ là họ rất coi trọng việc khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
Ngoài ra, những người không tập thể dục thường xuyên có khí huyết lưu thông kém, khả năng miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh. Việc tập thể dục điều độ có thể cải thiện khả năng điều tiết của các hệ thống cơ thể khác nhau, tăng tốc độ trao đổi chất và tăng cường khả năng miễn dịch.
Người ngồi lâu nên cách 1, 2 tiếng nên đứng dậy đi lại, sau bữa tối có thể đi dạo ngoài trời 30 phút, các bài aerobic, bơi lội, cầu lông cũng mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe.