8 thói quen xấu gây hại cho dạ dày, tuyệt đối phải tránh xa

Thói quen ăn uống không tốt lặp đi lặp lại hàng ngày lâu dần sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng nếu không thay đổi.

Bỏ bữa sáng

Bỏ bữa sáng có thể dẫn đến đến chứng rối loạn tiêu hóa chức năng, ngoài ra bỏ bữa sáng còn dễ làm mất năng lượng trong công việc, bạn sẽ bị đói và ăn nhiều hơn vào buổi trưa, điều này có thể khiến tăng cân.

Không nhai kĩ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thức ăn đi vào dạ dày thông qua nhiều quá trình trước khi có thể đến ruột và ở dạng celiac. Không nhai kĩ mà đã nuốt thức ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ngược lại, nhai chậm và kĩ có thể làm tăng tiết nước bọt, giảm tiết axit dịch vị và dịch mật, giúp bảo vệ dạ dày.

Ăn tối quá no

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hầu hết mọi người sẽ có thói quen bỏ bữa sáng, ăn trưa cho có lệ để rồi tối ăn quá no. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì và hình thành vết loét trong dạ dày.

Vừa ăn vừa làm việc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu ăn trong khi đang làm việc hoặc xem tivi thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Khi làm việc nhất là làm việc trí não vì máu phải tập trung lên não nhiều để phục vụ cho các hoạt động khiến cho chức năng tiêu hóa bị giảm đi ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa và dạ dày.

Ăn ít trái cây tươi và rau quả

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn nhiều trái cây có thể làm giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, trong khi tăng các loại rau họ cải (bắp cải, cải thảo, súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, v.v.) có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vì vậy, nên bổ sung rau trong mỗi bữa ăn, tốt nhất nên ăn 150-250 gam mỗi bữa. Nếu có trái cây thì nên ăn 200-350 gam mỗi ngày.

Uống trà sau bữa ăn

Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, axit tannic trong trà và protein trong thức ăn sẽ tạo ra chất đông tụ không dễ tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Nên uống trà nửa giờ sau bữa ăn để nó được phát huy tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, khử trùng và bảo vệ răng.

Ăn không đúng giờ giấc

Nếu bạn chia bữa ăn thành quá nhiều bữa không đúng giờ giấc thì bạn đang bắt dạ dày hoạt động thường xuyên không nghỉ ngơi. Ăn vặt thường xuyên cùng là nguyên nhân khiến bị bệnh đau dạ dày vì dạ dày phải làm việc quá nhiều và tiết dịch tiêu hóa thức ăn liên tục không được nghỉ ngơi.

Sử dụng nhiều rượu, bia, hút thuốc lá

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thuốc lá không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn làm hại đến dạ dày. Người hút thuốc quá nhiều sẽ càng dễ mắc bệnh viêm dạ dày. Thành phần nicotin trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do: thúc đẩy sự co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp Prostaglandin có vai trò bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng làm rỗng của dạ dày, dễ gây ra chảy mật ngược trong dạ dày làm tổn hại niêm mạc dạ dày; thúc đẩy sự bài tiết axít và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo đường ruột có vấn đề (Nguồn: Zing)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/8-thoi-quen-xau-gay-hai-cho-da-day-tuyet-doi-phai-tranh-xa-d168257.html