8 tiêu chuẩn làm đẹp khó hiểu từ thời xa xưa mãi mãi 'một đi không trở lại'
Mỗi thời đại có một tiêu chuẩn riêng về phái đẹp cũng như cách làm đẹp nhưng cũng có những tiêu chuẩn vẫn gây thắc mắc đến tận bây giờ.
Son môi được làm từ bọ và kiến (Ai Cập)
Loại son môi độc đáo này xuất phát từ Ai Cập, hầu hết mọi người đều dùng, trừ những người nghèo. Ban đầu, họ sử dụng thuốc nhuộm làm từ rong biển, iot, brom và mannitol trong quá trình sản xuất son môi. Tuy nhiên, kể từ khi phát hiện ra những nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ gây hại cho sức khỏe, người Ai cập đã học cách chế biến tạo thuốc nhuộm màu đỏ có tên carmine từ bọ và kiến. Nữ hoàng Cleopatra là người "nghiện" sử dụng loại son môi đỏ này nhất.
Bó chân (Từ thế kỉX đến đầu thế kỉ XX, Trung Quốc)
Bó chân là một tục lệ của người Trung Quốc cổ xưa, dùng để thay đổi hình dạng bàn chân của các cô gái trẻkhiến những bàn chân trở nên nhỏ hơn. Những bàn chân nhỏ này được gọi là "chân sen" và tượng trưng cho địa vị cao của một người phụ nữ.
Tuy nhiên, cách làm đẹp này gây ra những khuyết tật và ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của các cô gái trẻ. Nhưng may mắn thay, tục tệ này đã kết thúc vào đầu thế kỉ XX.
Giày mũi dài, nhọn ở Poulaines (Pháp thời trung cổ)
Chiều dài của các đôi giày khác nhau dựa vào địa vị xã hội. Hoàng tử được phép mang giày mũi nhọn dài lên đến 76cm, đối với tầng lớp quý tộc, mũi giày dài 64cm, còn đối với các người ở thành thị, mũi giày dài 13cm.
Nhờ vào quy tắc này, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được địa vị của đối phương dựa vào độ dài của mũi giày của họ. Để giày không bị rơi ra khỏi chân, thợ đóng giày nhồi bên trong chiếc giày bằng cỏ khô.
Dù là tiêu chuẩn cái đẹp lúc bấy giờ, những đôi giày khiến người mang bất tiên khi quỳ xuống cầu nguyên, những đôi giày còn có tên gọi "móng vuốt của Quỷ dữ".
Quần áo "nhồi bông" (Vương Quốc Anh, thế kỉ XVI)
Những bộ trang phục cótay áo nhô ra xung quanh đường dây vai vô cùng phổ biến với những người đàn ông trong kỷ nguyên của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất. Nó giúp họ trông quý tộc hơn.
Cách để họ có được những bộ trang phục này chính là nhồi bông vào những chỗ trống bên trong. Một số còn sử dụngmùn cưa và không chỉ tay áo, một số người còn nhồi ở những bộ phận như ngực hoặc bụng, thậm chí vớ của họ. Nó giúp vai, ngực và hông củaphụ nữtrông lớn hơn.
Mỹ phẩm chứa các nguyên tố phóng xạ (những năm 1930)
Vào năm 1898, hai nhà khoa học nữ người Pháp Pierre và Marie Curie đã phát hiện ra nguyên tốt phóng xạ Radium. Và vào đầu năm 1930, các thị trường đã đầy ắp với mỹ phẩm được bổ sung chất phóng xạ nguy hiểm này. Những người phụ nữ dễ dàng tin vào lời hứa của nhà sản xuất mà không nhận ra tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.
Kiểu tóc cao Macaroni (Vương Quốc Anh, thế kỉ XVIII)
Vào cuối thế kỉ XVIII, một xu hướng thời trang mới mang tên "Macaroni" xuất hiện ở Anh. Chiều cao của kiểu tóc đạt đến kích thước thiên văn và họ thậm chí còn đặt những mũ hài hước nhỏ phía trên cùng, cách duy nhất để di chuyển với kiểu tóc này là sử dụng một thanh kiếm để giữ chúng lại.
Móng tay cực dài (Trung Quốc cổ đại)
Móng tay cực dài được phổ biến trong tầng lớp quý tộc Trung Quốc trong nhiều thế kỉ. Chúng là biểu tượng của sự giàu có, những bộ móng cho biết chủ của chúng không phải làm việc vất vả.
Ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những bộ móng này ở Trung Quốc. Những người chỉ nuôi móng một ngón và chiều dài không sánh ngang so với tổ tiên.