Tuy kiểu dáng trang phục của Meghan không hợp lòng gia đình hoàng gia nhưng ý nghĩa đằng sau các lựa chọn thời trang của cô lại nhận được phản hồi tốt.
Tại Thế vận hội Invictus 2017 ở Toronto, Markle mặc chiếc áo có tên ‘The Husband shirt’ (Tạm dịch: áo của người chồng). Lúc này cô và hoàng tử Harry vẫn chưa thông báo đính hôn. Nhưng hai tháng sau đó, họ xác nhận Harry đã cầu hôn trong một đêm lãng mạn tại nhà.
Lần đầu tiên xuất hiện sau thông báo mang thai, Markle mặc một chiếc váy có tên là ‘Blessed’ (Tạm dịch: được ban phước) của nhà thiết kế người Úc Karen Gee.
Trong một sự kiện online với tạp chí Fortune vào tháng 10/2020, Markle mặc một chiếc váy maxi đến từ thương hiệu thuộc sở hữu của người da đen, Tracy Reese. Mẫu váy này thuộc dòng sản phẩm Hope for Flowers, được làm từ các loại vải bền vững. Nó cũng thể hiện sự ủng hộ của Markle với các thương hiệu phát triển theo hướng bền vững.
Vào tháng 10/2020, Markle vinh danh cố Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg bằng một chiếc áo phông và khẩu trang có thêu câu nói nổi tiếng của công lý ‘When there are nine’ (Tạm dịch: khi có chín người).
Vào tháng 4/2020, Markle đeo một chiếc vòng cổ trị giá 175 USD (4,056,063 VNĐ) với biểu tượng con mắt độc ác. Nó mang ý nghĩa bảo vệ con người khỏi sự tiêu cực. Chiếc vòng cổ ‘Visionary Charm’ của thương hiệu Edge of Ember đã được bán hết sau sự lăng xê kín đáo của nữ công tước.
Vào ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, Markle mặc trang phục của các nhà thiết kế nữ để gây bất ngờ cho một nhóm học sinh tại trường Robert Clack Upper School ở London. Áo khoác của cô là sản phẩm của nhà thiết kế người Anh Clare Hornby. Giày của Jennifer Chamandi - một nhà thiết kế giày người Anh gốc Li-băng. Túi xách của nhà thiết kế người Hàn Quốc Rejina Pyo - thương hiệu lấy sự bền vững làm giá trị cốt lõi. Áo phông đến từ Lavender Hill - thương hiệu thời trang bền vững do Isobel Ridley thành lập vào năm 2013.
Khi giới thiệu bé Archie với thế giới vào năm 2019, Markle đã mặc một chiếc váy của nhà thiết kế hai chủng tộc Grace Wales Bonner. Cô muốn ám chỉ con trai mình mang hai dòng máu Anh - Mỹ.
Năm 2019, Markle phát biểu tại hội thảo về Ngày Quốc tế Phụ trong một chiếc váy đen trắng bắt mắt. Theo Elle, những mảng màu trắng trong trang phục của Markle là dấu hiệu của phong trào Suffragette. Theo CR Fashion Book, Emmeline Pethick-Lawrence là người biến màu trắng thành biểu tượng của phong trào ‘phụ nữ đi bầu cử’ - Suffragette vào năm 1908. Các màu khác cũng được mặc trong phong trào gồm tím, xanh lá cây và vàng. Theo trang web của tổ chức, Ngày Quốc tế Phụ nữ kỷ niệm ‘những thành tựu xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của phụ nữ’, đồng thời ‘kêu gọi hành động thúc đẩy bình đẳng giới’.
Trong chuyến công du hoàng gia đến Australia năm 2018, Meghan Markle đã mặc muộn chiếc quần jean của Outland. Thương hiệu này chuyên tạo việc làm cho các phụ nữ từng là nạn nhân của nạn buôn bán tình dục. Doanh thu bán mẫu quần này tăng vọt sau sự xuất hiện của Meghan. Theo trang web của Outland, lợi nhuận từ việc bán quần giúp họ thuê thêm 46 thợ may và thăng chức cho một số nhân viên.
Minh Khuê-CTV