9 loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất
Sự trao đổi chất đốt cháy năng lượng để cơ thể hoạt động và chức năng này của cơ thể cũng chậm dần khi con người lớn tuổi.
Vì vậy, cần lưu ý đến một số loại thực phẩm có thể làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể. Đó là:
1. Soda kiêng
Càng lớn tuổi, việc đốt cháy calori tự nhiên càng chậm dần. Đây là lý do vì sao chúng ta nhận thấy rằng khi lớn tuổi, mình tăng cân dù vẫn ăn uống như trước.
Các chất làm ngọt nhân tạo làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, làm cho đường huyết tăng vọt và tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, béo phì.
Không uống đủ nước cũng gây bất ổn cho quá trình trao đổi chất. Khi có cảm giác khát, cơ thể chúng ta đã bị mất nước từ 1 - 2%. Nước mang lại cảm giác no, giúp giảm nhu cầu ăn. Nước còn thúc đẩy trao đổi chất trước bữa ăn.
2. Chế độ ăn protein thấp
Cơ thể chúng ta cần năng lượng để phân hủy và tích trữ protein; vì thế bạn cần đảm bảo mức protein (từ 20 - 30 g) mỗi bữa ăn.
3. Các thực phẩm không có mùi vị
Gia vị (ớt, gừng, nghệ, hành tỏi) là một trong những cách tạo hương vị cho các thực phẩm tươi, tốt cho cơ thể mà không chứa nhiều năng lượng.
Thêm gia vị vào thức ăn cũng giúp thúc đẩy trao đổi chất. Theo nghiên cứu, nửa muỗng cà phê ớt tươi giúp đốt cháy năng lượng cho một bữa ăn nhiều calori.
4. Cồn
Cồn không lợi ích gì cho cơ thể ngoài việc không có chứa năng lượng. Uống bia rượu gây khó chịu cho đường tiêu hóa, về lâu dài có thể phá hủy khả năng hấp thu các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm.
Thay vào đó, bạn nên uống trà xanh vì trong trà xanh có chứa EGCG và một lượng nhỏ caffeine. Các chuyên gia cho rằng caffeine trong trà xanh mang lại tác dụng tốt cho sự trao đổi chất trong suốt 24 giờ.
Bột mì cũng làm chậm hoạt động trao đổi chất của cơ thể - Ảnh internet
5. Bột mì
Một số người nhạy cảm với bột mì. Với người khó dung nạp bột mì, nếu thường xuyên ăn bột mì cơ thể sẽ hình thành các kháng thể chống lại các thực phẩm này.
Điều này tạo ra gánh nặng viêm nhiễm lớn cho đường ruột, gan, hệ miễn dịch và tuyến giáp - cơ quan điều hòa trao đổi chất của cơ thể.
6. Đường
Đường làm tăng viêm nhiễm vì cơ thể chúng ta không thể xử lý tốt thực phẩm này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị khoảng 25 - 36 g đường mỗi ngày.
Để giảm cảm giác thèm đường và thèm ngọt, bạn hãy ăn trái cây. Mặc dù trái cây có chứa đường nhưng mức độ tập trung không cao như các thực phẩm chế biến sẵn.
Trái cây chứa chất xơ, thúc đẩy trao đổi chất, giải độc cơ thể, chống táo bón bên cạnh các dưỡng chất như các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất.
7. Các thực phẩm chứa tinh bột tinh
Sự tinh chế, tinh luyện làm mất đi chất xơ và dưỡng chất của các loại ngũ cốc (lúa mì, gạo trắng). Chúng ta cần giảm thiểu các carbohydrate tinh; tăng cường tiêu thụ các carbohydrate phức hợp từ ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, đậu hạt các loại.
Các carb phức này sẽ giúp bạn no lâu và ổn định mức đường huyết.
Ngoài ra cũng cần hấp thu thêm các loại rau củ không chứa tinh bột nhưng tốt cho sức khỏe như: cà tím, bông cải xanh và măng tây.
8. Chất béo omega-6
Hạn chế các axit béo omega-6 bằng dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt. Hấp thu nhiều axit béo này và không có sự cân bằng với mức omega-3 sẽ dẫn đến viêm nhiễm trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất.
Các omega-6 giúp cân bằng omega-3 nhưng hầu hết chúng ta đều không có sự cân bằng này do thói quen hấp thu nhiều các thực phẩm chế biến công nghiệp.
Hạt dẻ cười và hạt lanh chứa nhiều omega-3.
9. Bơ sữa
Với một số người không thể xử lý mức cao casein (protein có trong bơ sữa) hay đường lactose tốt, viêm nhiễm và đầy bụng thường xảy ra khi hấp thu các chất này qua thực phẩm.
Có thể uống các loại sữa hạt có bổ sung calcium như sữa hạnh nhân vì thiếu calcium có thể làm chậm quá trình trao đổi chất - theo nghiên cứu.
Đức Hòa
(theo The Healthy)
Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//yhocsuckhoe/2020/01/15/3642d8/