9 nguyên tắc cần nhớ khi xử lý huyết áp tại nhà

Nếu bạn cảm thấy trong người đột nhiên mệt mỏi, chóng mặt hay hoa mắt mà không biết rõ nguyên nhân thì rất có thể đó là dấu hiệu tụt huyết áp.

Đối với người bình thường, huyết áp dao động ở mức 120/80mmHg, nếu bằng hoặc nhỏ hơn 90/60mmHg, kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... thì đó chính là bệnh huyết áp thấp.

Thông thường, tình trạng tụt huyết áp nhẹ có thể hồi phục sau khi cơ thể có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tụt huyết áp có thể là tình trạng rất nghiêm trọng, thậm chí gây sốc, đột quỵ, suy thận… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Triệu chứng thường gặp khi bị tụt huyết áp

Khi bị tụt huyết áp dẫn đến lượng máu lưu thông đến các cơ quan, đặc biệt là não không đủ thì người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

Chóng mặt

Ngất xỉu

Mất khả năng tập trung

Nhìn mờ hoặc bị hoa mắt

Buồn nôn

Mệt mỏi

Khi các triệu chứng huyết áp thấp xuất hiện, đó có thể là dấu hiệu cho thấy lượng máu cung cấp tới các cơ quan không đủ. Nếu xảy ra trong một thời gian quá lâu, huyết áp thấp có thể gây nên hệ quả nghiêm trọng với các nguy cơ sau đây: Sốc, đột quỵ, đau tim, suy thận...

Cách xử lý tụt huyết áp tại nhà

Hầu hết những người bị tụt huyết áp không cần dùng thuốc hoặc can thiệp y tế để tăng huyết áp. Một số biện pháp xử lý tụt huyết áp tại nhà có thể áp dụng.

Ăn nhiều muối hơn

Theo UDHS, cơ thể con người cần được cung cấp đủ lượng muối mỗi ngày để giúp thực hiện tốt mọi chức năng, cân bằng chất lỏng và ngăn ngừa huyết áp thấp. Một người trung bình mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng một muỗng cà phê muối, tương đương 2.300mg natri. Nếu thuộc nhóm năng tập thể dục thường xuyên hoặc có triệu chứng hạ huyết áp, điều chỉnh tăng giảm lượng muối cho phù hợp dưới sự giám sát bác sĩ. Nước uống thể thao hoặc bột y tế chống khát như DripDrop, có chứa muối và kali, có thể dùng tốt cho ngươi bệnh huyết áp thấp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tránh các loại thức uống có cồn

Bạn nên tránh uống quá nhiều thức uống có cồn, đặc biệt là rượu vì nguy cơ có thể làm huyết áp tiếp tục giảm thêm nữa.

Nhờ bác sĩ tư vấn về thuốc

Nhiều loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ gây tụt huyết áp. Nếu các triệu chứng tụt huyết áp xuất hiện sau khi uống thuốc thì bạn cần trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng này và tìm cách điều chỉnh.

Ngồi ở tư thế vắt chéo chân

Vắt chéo chân khi ngồi đã được chứng minh là có khả năng giúp tăng huyết áp. Đối với những người bị huyết áp cao, tư thế ngồi này có thể gây ra vấn đề. Tuy nhiên, đối với những người bị tụt huyết áp, ngồi vắt chéo chân là cách đơn giản nhất giúp tăng huyết áp.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp tăng thể tích máu, nhờ đó giúp giảm bớt một trong những nguy cơ gây ra tụt huyết áp. Uống nhiều nước cũng giúp cơ thể tránh mất nước.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chia nhỏ bữa ăn

Ăn những bữa nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn trong ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bị tụt huyết áp. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp do ăn quá no với khẩu phần ăn lớn.

Dùng tất nén

Một phương thuốc khác trị huyết áp thấp là dùng tất (vớ) nén. Không nhất thiết phải mang tất thời trang, mà những chiếc tất bình thường có thể giúp cải thiện các triệu chứng huyết áp thấp bằng cách tạo thêm áp lực cho đôi chân. Áp lực giúp tăng sự chuyển động của máu trong toàn bộ cơ thể và cuối cùng giảm bệnh. Liệu pháp dùng tất nén còn có tác dụng điều trị và ngăn ngừa bệnh DVT (nghẽn mạch máu).

Tránh thay đổi tư thế đột ngột

Khi bị tụt huyết áp, nếu bạn đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột có thể dẫn đến chóng mặt, choáng hoặc có thể bị ngất. Nguyên nhân là do khi thay đổi tư thế đột ngột, tim không thể bơm máu đủ nhanh để điều chỉnh cho việc thay đổi tư thế quá nhanh, điều này khiến lượng máu tới các cơ quan không đủ.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/9-nguyen-tac-can-nho-khi-xu-ly-huyet-ap-tai-nha-d161376.html