9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày
Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.
Các yếu tố như chế độ ăn uống, căng thẳng, lối sống không lành mạnh có thể góp phần gây tăng axit dạ dày… Theo Ayurveda, tính axit chủ yếu là do sự mất cân bằng trong Pitta dosha (chi phối quá trình tiêu hóa và trao đổi chất). Pitta (hệ thống trao đổi chất của cơ thể) mất cân bằng có thể dẫn đến sản xuất axit dạ dày dư thừa gây ra các triệu chứng... Các biện pháp Ayurvedic tập trung vào việc làm dịu Pitta và khôi phục sự hài hòa của hệ tiêu hóa để giảm bớt axit.
Dưới đây là một số biện pháp Ayurvedic sẽ giúp bạn giảm ngay lập tức chứng ợ nóng và axit dạ dày:
1. Nước ép lô hội giúp giảm axit dạ dày
Nước ép lô hội với đặc tính làm mát nên nó là một phương thuốc hiệu quả để điều trị axit. Tiêu thụ một lượng nhỏ nước ép lô hội mới chiết xuất, tốt nhất là khi bụng đói vào buổi sáng, có thể giúp làm dịu đường tiêu hóa và giảm axit.
Nước ép lô hội cũng thúc đẩy quá trình chữa lành niêm mạc đường tiêu hóa, giúp giảm axit dạ dày.
2. Lá bạc hà
Lá bạc hà, hay pudina trong Ayurveda, có đặc tính chữa bệnh và làm mát có thể làm giảm bớt axit và chứng khó tiêu.
Nhai lá bạc hà tươi hoặc pha trà bạc hà có thể giúp giảm bớt sự khó chịu về tiêu hóa và giảm trào ngược axit. Lá bạc hà cũng kích thích sản xuất các enzyme tiêu hóa, giúp tiêu hóa trơn tru hơn và giảm axit dạ dày.
3. Hạt tiểu hồi
Hạt tiểu hồi là một phương thuốc Ayurvedic truyền thống để điều trị chứng đầy hơi và tăng axit dạ dày. Nhai một thìa cà phê hạt tiểu hồi sau bữa ăn có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm sự hình thành khí và giảm bớt axit.
Hạt tiểu hồi còn chứa dầu dễ bay hơi có đặc tính chống viêm, làm dịu đường tiêu hóa và giúp giảm chứng ợ chua.
4. Hạt rau mùi
Hạt rau mùi có nhiều lợi ích tiêu hóa và khả năng cân bằng Pitta dosha. Đun sôi một thìa cà phê hạt rau mùi trong một cốc nước, lọc lấy nước và uống để giảm bớt axit. Hạt rau mùi có đặc tính làm mát giúp trung hòa axit dạ dày dư thừa và giảm viêm trong hệ tiêu hóa.
5. Nước dừa
Nước dừa là một loại đồ uống dưỡng ẩm và kiềm hóa có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày. Uống nước dừa thường xuyên, đặc biệt là khi bị tăng axit dạ dày có thể giúp duy trì cân bằng độ pH trong dạ dày và ngăn ngừa trào ngược axit. Nước dừa cũng chứa chất điện giải và khoáng chất hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
6. Gừng
Gừng cũng là một phương thuốc Ayurvedic hiệu quả cho các bệnh về tiêu hóa khác nhau, bao gồm cả chứng tăng axit dạ dày. Uống trà gừng hoặc nhai những lát gừng tươi có thể giúp kích thích tiêu hóa, giảm viêm ở niêm mạc dạ dày và giảm bớt axit. Gừng cũng có đặc tính chống buồn nôn, đặc biệt có lợi cho những người gặp phải tình trạng khó chịu liên quan đến axit.
7. Hạt thì là
Hạt thì là, hay còn gọi là jeera, được tôn sùng trong Ayurveda vì đặc tính tăng cường tiêu hóa của chúng. Rang nhẹ hạt thì là và nghiền thành bột. Trộn một thìa cà phê bột thì là với nước ấm và uống để giảm axit. Hạt thì là kích thích tiết enzyme tiêu hóa, cải thiện nhu động ruột và giảm triệu chứng axit.
8. Chuối
Chuối là loại trái cây kháng axit tự nhiên có thể giúp giảm nhanh tình trạng axit. Giàu kali và chất xơ, chuối giúp trung hòa axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị kích ứng. Ăn một quả chuối chín hoặc xay thành sinh tố có thể giúp làm dịu axit và thúc đẩy cân bằng tiêu hóa.
9. Rễ cam thảo
Rễ cam thảo, hay mulethi, là một phương thuốc thảo dược được sử dụng trong Ayurveda để giảm bớt axit dạ dày và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa. Pha trà rễ cam thảo bằng cách ngâm rễ cam thảo khô trong nước nóng trong 10 phút. Uống trà trước bữa ăn để bao phủ niêm mạc dạ dày, giảm viêm và ngăn ngừa trào ngược axit.