AEM-52 và bản sắc Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế, thương mại và đầu tư thế giới còn trồi sụt, tiềm ẩn không ít bất trắc do dịch bệnh Covid-19; đã có nhiều lo ngại về năng lực nội sinh, khả năng hợp tác nội khối cũng như giữa ASEAN với các nước. Nhưng diễn biến Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM-52) và các hội nghị liên quan, tổ chức từ ngày 22 - 29/8/2020 đã cho thấy kết quả đầy tích cực. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa đúng vào năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.

Nội khối - thúc đầy để các sáng kiến đi đến thành công

Với quy mô tổng thương mại hàng hóa lên tới 2.800 tỷ USD và tổng GDP lên tới hơn 3.000 tỷ USD, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Năm 2019, các nước ASEAN đều có tốc độ tăng trưởng rất đáng kể và ngoạn mục, nằm trong top những nước có tốc độ tăng trưởng GDP hàng đầu thế giới.

Năm 2020, dịch Covid-19 đã đặt thế giới vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ, đe dọa phá hỏng và đẩy lùi những nỗ lực phát triển của thế giới, trong đó ASEAN không phải là ngoại lệ.

Những khó khăn đó xảy đến đúng vào năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Thách thức lớn nhất ở đây có mấy điểm đáng chúa yá: Thû́a nhêët, khủng hoảng do Covid-19 đem lại không đơn thuần là y tế mà còn trải rộng trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, an sinh. Thû́a hai, các nước thành viên ASEAN dồn toàn lực chống lại dịch bệnh này có thể khiến cho các chương trình, sáng kiến hợp tác có thể chậm lại hoặc khả năng xấu nhất là đình hoãn, hủy bỏ. Thû́a ba, có những quốc gia bên ngoài khu vực tận dụng tình hình để mưu cầu lợi ích địa chiến lược riêng, chất chồng thêm thế khó cho phát triển của ASEAN.

Những thách thức đó có thể nói là hoàn toàn phi truyền thống, không có sẵn “đáp án” hóa giải. Cùng đó, phải giải cho được bài toán không để đứt gãy chuỗi hợp tác, không để dịch Covid – 19 gây ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các quốc gia. Đặc biệt, cần đạt được những mục tiêu ngắn hạn để giúp giải quyết khó khăn trước mắt của nền kinh tế ASEAN.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52

Với tâm thế chủ động, linh hoạt và năng động, Việt Nam dồn không ít nỗ lực thúc đẩy tổ chức các hội nghị cấp Bộ, cấp vụ cũng như cấp Nhóm công tác nhằm duy trì việc vận hành của Khung hợp tác kinh tế ASEAN; thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, kết nối, sáng tạo mà những nội dung được thể hiện tại AEM-52 là một đặc sắc mang dấu ấn Việt Nam rất rõ..

Có thể dẫn ra ở đây các nội dung thảo luận về định hướng đàm phán, hướng tới mục tiêu kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo ASEAN; triển khai Kế hoạch tổng thể năm 2025 của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đặc biệt là việc đánh giá giữa kỳ để có thể điều chỉnh Kế hoạch tổng thể năm 2025 phù hợp với bối cảnh mới trong khu vực cũng như giúp ASEAN vượt qua các thách thức trên quy mô toàn cầu.

Trong số 13 ưu tiên, sáng kiến (PED) do Việt Nam đề xuất trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020, đã hoàn thành việc thực hiện 2 sáng kiến liên quan đến xây dựng Chỉ số hội nhập số ASEAN và kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN. Đáng mừng ở đây là các chuỗi PED còn lại đang trong giai đoạn cuối hướng đến hoàn thành.

Chủ trì AEM-52, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam đã chủ động thích ứng, nhanh chóng thay đổi phương thức tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ ASEAN từ truyền thống sang họp trực tuyến, góp phần đảm bảo các hoạt động hợp tác kinh tế từ cấp Bộ trưởng đến cấp kỹ thuật của ASEAN diễn ra theo đúng kế hoạch.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá việc hoàn thành các sáng kiến, ưu tiên kinh tế sẽ góp phần quan trọng củng cố, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của AEC, đồng thời giúp ASEAN chủ động ứng phó với các thách thức phi truyền thống trong tương lai.

Ngoại khối - trong "ấm" để ngoài thêm "êm"

Bối cảnh của kinh tế thế giới từ đầu năm đến nay tuy đặt ra những thách thức chưa từng có cho ASEAN nhưng cũng là cơ hội để ASEAN khẳng định, nổi lên như một điểm sáng, thu hút hợp tác và đầu tư…

AEM-52 đã thảo luận và ra được Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3, Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Nhật Bản, Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Trung Quốc và Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Hàn Quốc.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã rất chủ động và tích cực phối hợp với các nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN để xây dựng hàng loạt nội dung mới, bổ sung cho các hội nghị cấp cao, các cơ chế hợp tác giữa nước ASEAN với 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (ASEAN+3) và các đối tác khác để bảo đảm được mục tiêu và yêu cầu trong việc đối phó với dịch bệnh cũng như tạo thuận lợi phát triển nền kinh tế ASEAN.

Đây có thể nói là một điều bất ngờ với các chuyên gia bởi bên cạnh các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN có thể ngồi được với nhau thì họ cũng đã kết nối, tập hợp được các đồng nghiệp của các đối tác phát triển, tập trung thảo luận với sự hỗ trợ của công nghệ liên lạc. Điều đó cho thấy các đối tác đã ghi nhận, tìm thấy ở ASEAN một niềm tin chiến lược và thể hiện tập trung thống nhất, đồng thuận trong đường hướng hợp tác.

Bình thường gặp gỡ, ra được các tuyên bố chung trong sinh hoạt kinh tế, thương mại và đầu tư của thế giới ngày nay chưa bao giờ là một công việc dễ dàng nhưng có được điều đó trong năm mà Việt Nam là Chủ tịch ASEAN có thể nói là một điều hiếm thấy.

Không còn nghi ngờ gì nữa, nói như Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thông qua các tuyên bố chung, sáng kiến hợp tác, một lần nữa ASEAN đã khẳng định vai trò trung tâm trong các vấn đề toàn cầu cũng như tinh thần chủ động thích ứng với những thách thức khu vực và thế giúaí.

“Những tuyên bố, sáng kiến, kế hoạch hành động chính là cơ sở quan trọng giúp ASEAN và các nước đối tác triển khai những giải pháp cần thiết, cùng nhau vượt qua đại dịch trong thời gian ngắn hạn và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/aem-52-va-ban-sac-viet-nam-143033.html