Agribank Ninh Bình: Chủ động hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là dòng tiền trả nợ đối với các khoản vay tín dụng đã được giải ngân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng thời hỗ trợ khách hàng vay vốn vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Anh Tuấn

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp củatỉnh, Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình đã tíchcực mở rộng vùng nguyên liệu để nhân rộng mô hình cánh đồng sản xuất khép kínbằng cơ giới hóa đồng bộ, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thunhập cho người nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2019, doanh thu của doanh nghiệp đạt trên 100 tỷ đồng, trong đó giá trị kimngạch xuất khẩu chiếm 50% doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởngbởi dịch bệnh Covid-19, Công ty không thể tiếp tục nhập một số loại lúa giốngchuyên nhập khẩu từ Trung Quốc để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh lúa giống.Việc xuất khẩu gạo của Công ty đi một số nước như Angola, Mozambique hiện đangphải tạm ngừng.

Bên cạnh đó, hàng hóa nông sản xuất khẩu đi nước ngoài của Côngty có thời gian lưu trữ ngắn ngày như khoai tây, khoai lang từ sau khi có dịchcũng tiêu thụ chậm, chất lượng giảm. Điều này dẫn tới doanh thu cũng như lơịnhuận của Công ty bị ảnh hưởng không nhỏ.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Ngân hàng AgribankNinh Bình đã áp dụng giảm lãi suất cho vay 1% đối với khoản vay của Công ty cổphần Tổng công ty giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình và Công ty cổ phần lươngthực Ninh Bình từ ngày 1/2 đến hết 30/4.

Ông Vũ Văn Nga, Chủ tịch HĐQT, Tổnggiám đốc Công ty cho biết: Việc Ngân hàng kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp giảm lãisuất trong lúc này là rất cần thiết nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, gópphần giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng, tạo động lực để doanh nghiệp ổn địnhsản xuất, kinh doanh.

Đối với Công ty cổ phần dịch vụ thương mại và du lịch DoanhSinh kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, đây là lĩnh vực nhạy cảm bị ảnh hưởngnhiều nhất bởi dịch bệnh, lượng khách đến tham quan tại điểm du lịch Thung Nhamgiảm 80% so với cùng kỳ năm trước nên doanh thu giảm mạnh. Mặc dù vậy, Công tyđang phải nỗ lực để duy trì các hoạt động dịch vụ, trả lương cho người lao độngnên cũng gặp không ít khó khăn.

Sau khi rà soát, đánh giá tình hình thiệt hại, Ngân hàngAgribank thực hiện giảm lãi suất cho vay 1% đối với các khoản vay của kháchhàng còn dư nợ, áp dụng lãi suất cho vayngắn hạn còn 6%/năm và dư nợ dài hạn áp dụng lãi suất 10%/năm đối với Công tycổ phần dịch vụ thương mại và du lịch Doanh Sinh.

Ông Nguyễn Thừa Vũ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Ngânhàng Nhà nước và Agribank Việt Nam, Agribank Ninh Bình đã tiến hành rà soát nắmbắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn doảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, đặc biệt là các khách hàng có hoạt động sảnxuất, kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, nôngnghiệp, xuất khẩu, chế biến nông sản...

Đến nay, Agribank Ninh Bình đã hỗ trợgiảm lãi suất cho 3 khách hàng vay vốn với tổng dư nợ ngắn hạn là trên 148 tỷđồng và dư nợ trung, dài hạn trên 109 tỷ đồng.

Hiện nay, Agribank Ninh Bình tiếp tục làm việc với kháchhàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kịp thời áp dụng các biện pháp tháo gỡ khókhăn và hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn giảm lãitiền vay, linh hoạt đối tượng đầu tư thay thế phù hợp.

Đồng thời, Ngân hàngcũng đã cân đối, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn, cho vay mới theo quy địnhpháp luật hiện hành nhằm duy trì và ổn định sản xuất, kinh doanh của kháchhàng.

Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/agribank-ninh-binh-chu-dong-ho-tru-khach-hang-bi-anh-huong-boi-dich-covid19-20200312082223234p2c20.htm