Ai Cập cổ đại dùng phương pháp hiện đại để xây kim tự tháp?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người Ai Cập cổ đại có thể dùng một hầm thẳng đứng chứa đầy nước và mạng lưới kênh dẫn nước, cấu trúc lọc để xây dựng kim tự tháp bậc thang Djoser.

 Kim tự tháp bậc thang Djoser là kim tự tháp lâu đời nhất của Ai Cập cổ đại với niên đại khoảng 4.500 tuổi. Trong suốt nhiều năm qua, giới chuyên gia nỗ lực giải mã cách người xưa xây dựng công trình này.

Kim tự tháp bậc thang Djoser là kim tự tháp lâu đời nhất của Ai Cập cổ đại với niên đại khoảng 4.500 tuổi. Trong suốt nhiều năm qua, giới chuyên gia nỗ lực giải mã cách người xưa xây dựng công trình này.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thông báo người Ai Cập thời cổ đại có thể tận dụng một thang thủy lực có sức nâng 50 - 100 tấn đá một lúc để xây dựng kim tự tháp bậc thang Djoser.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thông báo người Ai Cập thời cổ đại có thể tận dụng một thang thủy lực có sức nâng 50 - 100 tấn đá một lúc để xây dựng kim tự tháp bậc thang Djoser.

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận dựa trên thực tế kim tự tháp bậc thang Djoser được xây dựng trong nghĩa trang Saqqara ở gần hai kênh đào khô cạn, có thể từng là đường thủy. Những kênh đào này có thể cung cấp nước mưa và nước sông Nile cho công trường xây kim tự tháp vào khoảng 4.500 năm trước.

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận dựa trên thực tế kim tự tháp bậc thang Djoser được xây dựng trong nghĩa trang Saqqara ở gần hai kênh đào khô cạn, có thể từng là đường thủy. Những kênh đào này có thể cung cấp nước mưa và nước sông Nile cho công trường xây kim tự tháp vào khoảng 4.500 năm trước.

Tại đó, người Ai Cập cổ đại xây một hầm thẳng đứng nằm ở trung tâm. Cấu trúc này có thể bị ngập và tháo nước nhiều lần để nâng và hạ thang gỗ nổi.

Tại đó, người Ai Cập cổ đại xây một hầm thẳng đứng nằm ở trung tâm. Cấu trúc này có thể bị ngập và tháo nước nhiều lần để nâng và hạ thang gỗ nổi.

"Chúng tôi cho rằng đá được vận chuyển tới kim tự tháp bằng thang thủy lực sau khi nâng lên trong hầm", chuyên gia Xavier Landreau ở Paleotechnic - viện nghiên cứu khảo cổ tư nhân tại Pháp, cho biết.

"Chúng tôi cho rằng đá được vận chuyển tới kim tự tháp bằng thang thủy lực sau khi nâng lên trong hầm", chuyên gia Xavier Landreau ở Paleotechnic - viện nghiên cứu khảo cổ tư nhân tại Pháp, cho biết.

Chuyên gia Landreau cùng các đồng nghiệp đã phân tích các đặc điểm thủy văn và địa chất của khu vực để chứng minh nó có thể sử dụng 4 - 54 triệu m3 nước trong 20 - 30 năm xây kim tự tháp Djoser.

Chuyên gia Landreau cùng các đồng nghiệp đã phân tích các đặc điểm thủy văn và địa chất của khu vực để chứng minh nó có thể sử dụng 4 - 54 triệu m3 nước trong 20 - 30 năm xây kim tự tháp Djoser.

Nước có thể chảy qua một buồng khép kín hình chữ nhật gần đó gọi là Gisr el-Mudir để lọc đá mạt trước khi đổ vào Rãnh sâu, kênh dẫn khổng lồ dài 410m gần địa điểm kim tự tháp bậc thang.

Nước có thể chảy qua một buồng khép kín hình chữ nhật gần đó gọi là Gisr el-Mudir để lọc đá mạt trước khi đổ vào Rãnh sâu, kênh dẫn khổng lồ dài 410m gần địa điểm kim tự tháp bậc thang.

Guillaume Piton ở Đại học Grenoble Alpes tại Pháp, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết kênh dẫn đó có thể đại diện cho bể chứa đồ sộ dưới lòng đất với vài khoang, bao gồm một khoang nằm thẳng hàng với hầm trung tâm bên trong kim tự tháp.

Guillaume Piton ở Đại học Grenoble Alpes tại Pháp, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết kênh dẫn đó có thể đại diện cho bể chứa đồ sộ dưới lòng đất với vài khoang, bao gồm một khoang nằm thẳng hàng với hầm trung tâm bên trong kim tự tháp.

Quan điểm có nhiều nước ở khu vực xây kim tự tháp bậc thang vào thời cổ đại từng được một số nghiên cứu ủng hộ. Nhà nghiên cứu Judith Bunbury ở Đại học Cambridge cho hay hiện chưa có bằng chứng liên quan đến công nghệ thang thủy lực.

Quan điểm có nhiều nước ở khu vực xây kim tự tháp bậc thang vào thời cổ đại từng được một số nghiên cứu ủng hộ. Nhà nghiên cứu Judith Bunbury ở Đại học Cambridge cho hay hiện chưa có bằng chứng liên quan đến công nghệ thang thủy lực.

"Nếu cách diễn giải của họ đúng thì thật bất ngờ khi hệ thống đó không tiếp tục được sử dụng ở nơi khác và không có hình vẽ nào về hệ thống như vậy, khi mà nhiều giải pháp kỹ thuật và quá trình khác được ghi chép sống động qua tranh vẽ trên tường", nhà nghiên cứu Bunbury cho hay.

"Nếu cách diễn giải của họ đúng thì thật bất ngờ khi hệ thống đó không tiếp tục được sử dụng ở nơi khác và không có hình vẽ nào về hệ thống như vậy, khi mà nhiều giải pháp kỹ thuật và quá trình khác được ghi chép sống động qua tranh vẽ trên tường", nhà nghiên cứu Bunbury cho hay.

Mời độc giả xem video: Nhánh sông giúp giải mã bí ẩn cách người Ai Cập xây kim tự tháp.

Tâm Anh (theo New Science)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ai-cap-co-dai-dung-phuong-phap-hien-dai-de-xay-kim-tu-thap-2017688.html