AI của Mỹ sẽ có thể chiến hạm đối thủ mất phương hướng?
Mỹ cho rằng, Moscow và Bắc Kinh có nguy cơ làm 'xói mòn lợi thế công nghệ và hoạt động của chúng tôi; làm mất sự ổn định trật tự quốc tế'.
Để hiện thực hóa chương trình đầy tham vọng của mình, Cơ quan Tình báo Quốc phòng của Lầu Năm Góc (gọi tắt là DIA) vừa ký một hợp đồng trị giá 800 triệu USD với tập đoàn công nghệ thông tin Booz Allen Hamilton để sản xuất các công cụ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ binh sĩ trong hoạt động chiến đấu.
Chương trình được chia thành nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, dùng các dữ liệu cho sẵn để suy luận một con tàu có nằm trong vùng biển Mỹ hay không. Bằng các phương pháp khác nhau, tất cả đều thống nhất rằng con tàu được chỉ định đang nằm trong lãnh thổ Mỹ.
Trong giai đoạn hai, các nhà thí nghiệm thử cắt đứt kết nối với công cụ theo dõi tàu thuyền toàn cầu AIS. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi, trong thời gian tới AI Mỹ có thể tự đưa ra quyết định tương tự nếu phát hiện những mục tiêu trên biển xâm nhập vào vùng biển Mỹ hoặc gây nguy hiểm.
Cùng với DIA, Bộ Tư lệnh đặc trách Chiến dịch Đặc nhiệm (gọi tắt là SOCOM) của Mỹ cũng đang theo đuổi một số dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo và lập trình máy tính. Mục đích của họ là tạo ra các công cụ tìm hiểu thông tin, thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm bằng robot, và phát hiện các hình thức gây nhiễu sóng mới.
Tướng Richard D. Clarke thuộc SOCOM cho rằng AI sẽ đóng vai trò lớn đối với chiến tranh thông tin trong tương lai của SOCOM. SOCOM đang làm việc với Trung tâm Trí tuệ nhân tạo Liên hợp (gọi tắt là JAIC) về các sáng kiến mới này, đa số các là để tích hợp vào các công cụ hay phần mềm khác mà họ đã mua từ trước.
Tất cả những chương trình này đều được thực hiện theo Sắc lệnh "Sáng kiến AI Mỹ" dài 17 trang được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào ngày 11/2/2019.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố giành mọi nguồn lực để nhanh chóng kết hợp các công nghệ AI vào việc ra quyết định và các hoạt động của quân đội nhằm "giảm rủi ro đối với các lực lượng và tạo ra lợi thế quân sự".
Lầu Năm Góc tin rằng AI "có thể giúp chúng tôi duy trì thiết bị tốt hơn, giảm chi phí hoạt động, và cải thiện tình trạng sẵn sàng chiến đấu".
Dẫu vậy, trang RT của Nga bình luận rằng, bản chiến lược dài 17 trang này lỏng lẻo về từ ngữ và đầy những câu ghép mơ hồ để làm rõ sự đổi mới của Quân đội Mỹ.
Với các ngôn ngữ thường được sử dụng, Lầu Năm Góc cho rằng, Moscow và Bắc Kinh có nguy cơ làm "xói mòn lợi thế công nghệ và hoạt động của chúng tôi; làm mất sự ổn định trật tự quốc tế".
Do đó, Mỹ và các đồng minh phải áp dụng AI để duy trì vị thế chiến lược, chiếm ưu thế trên các chiến trường trong tương lai và bảo vệ trật tự này.
Những tuyên bố này không có gì mới mẻ bởi chỉ trước đó, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh "Sáng kiến AI Mỹ" với những tuyên bố tương tự nhằm thẳng vào Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, giữa tuyên bố và hiện thực, có thể Mỹ phải mất thêm nhiều thời gian hơn nữa mới có thể thực hiện được.