Ai là kẻ nổi dậy vĩ đại nhất đế chế La Mã cổ đại?

Dù không thành công, cuộc đấu tranh của Spartacus - kẻ nổi dậy vĩ đại nhất đế chế La Mã - đã truyền cảm hứng cho những người cấp tiên sau này.

Là một đấu sĩ nô lệ, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa với sự tham gia của hàng trăm nghìn người, Spartacus (109 TCN – 71 TCN) là một nhân vật lịch sử được các sử gia mệnh danh là kẻ nổi dậy vĩ đại nhất đế chế La Mã.

Là một đấu sĩ nô lệ, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa với sự tham gia của hàng trăm nghìn người, Spartacus (109 TCN – 71 TCN) là một nhân vật lịch sử được các sử gia mệnh danh là kẻ nổi dậy vĩ đại nhất đế chế La Mã.

Không có nhiều thông tin về thuở thiếu thời của Spartacus. Ông được cho là đã sinh ra ở Thrace (bán đảo Balkan hiện nay) và có thể đã từng phục vụ trong quân đội La Mã. Ông bị bán làm nô lệ và được đào tạo tại trường huấn luyện đấu sĩ ở Capua, phía bắc Napoli.

Không có nhiều thông tin về thuở thiếu thời của Spartacus. Ông được cho là đã sinh ra ở Thrace (bán đảo Balkan hiện nay) và có thể đã từng phục vụ trong quân đội La Mã. Ông bị bán làm nô lệ và được đào tạo tại trường huấn luyện đấu sĩ ở Capua, phía bắc Napoli.

Năm 73 TCN, Spartacus bỏ trốn và ẩn náu gần núi lửa Vesuvius. Tại đây nhiều nô lệ bỏ trốn khác đã nhập hội với ông. Spartacus trở thành lãnh đạo một đội quân gồm những nô lệ bỏ trốn, ước tính khoảng 100.000 người.

Năm 73 TCN, Spartacus bỏ trốn và ẩn náu gần núi lửa Vesuvius. Tại đây nhiều nô lệ bỏ trốn khác đã nhập hội với ông. Spartacus trở thành lãnh đạo một đội quân gồm những nô lệ bỏ trốn, ước tính khoảng 100.000 người.

Dù không được trang bị vũ khí mạnh, đội quân của Spartacus đã đánh bại nhiều cuộc tấn công của quân La Mã bằng chiến thuật chiến tranh du kích tại địa hình hiểm trở.

Dù không được trang bị vũ khí mạnh, đội quân của Spartacus đã đánh bại nhiều cuộc tấn công của quân La Mã bằng chiến thuật chiến tranh du kích tại địa hình hiểm trở.

Năm 72 TCN, Spartacus và lực lượng của mình tiến về phía Nam. Đến cuối năm 72 TCN, họ hạ trại tại Rhenium (nay là thành phố Reggio Calabria) và đặt đảo Sicily vào tầm ngắm.

Năm 72 TCN, Spartacus và lực lượng của mình tiến về phía Nam. Đến cuối năm 72 TCN, họ hạ trại tại Rhenium (nay là thành phố Reggio Calabria) và đặt đảo Sicily vào tầm ngắm.

Chính quyền trung ương La Mã lúc này mới nghiêm túc nhìn nhận hiểm họa từ Spartacus. Tướng Marcus Licinius Crussus đã được cử đi đánh dẹp bằng một đội quân hùng hậu.

Chính quyền trung ương La Mã lúc này mới nghiêm túc nhìn nhận hiểm họa từ Spartacus. Tướng Marcus Licinius Crussus đã được cử đi đánh dẹp bằng một đội quân hùng hậu.

Bị Crussus vây hãm, những người nô lệ đã cố gắng vượt qua các công sự của kẻ thủ để thoát thân. Họ bị truy đuổi đến Lucania và bị tiêu diệt tại đây sau một trận đánh ác liệt. Spartacus được cho là đã tử trận trong cuộc chiến này.

Bị Crussus vây hãm, những người nô lệ đã cố gắng vượt qua các công sự của kẻ thủ để thoát thân. Họ bị truy đuổi đến Lucania và bị tiêu diệt tại đây sau một trận đánh ác liệt. Spartacus được cho là đã tử trận trong cuộc chiến này.

Dù không thành công, cuộc đấu tranh của Spartacus đã truyền cảm hứng cho những người cách mạng sau này. Nhiều bộ phim về Spartacus và cuộc nổi dậy vĩ đại của công đã được dàn dựng...

Dù không thành công, cuộc đấu tranh của Spartacus đã truyền cảm hứng cho những người cách mạng sau này. Nhiều bộ phim về Spartacus và cuộc nổi dậy vĩ đại của công đã được dàn dựng...

Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-ma/ai-la-ke-noi-day-vi-dai-nhat-de-che-la-ma-co-dai-1516110.html