Không ăn tỏi nếu bạn bị trào ngược axit: Mặc dù tỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng các bác sĩ thường khuyên không nên ăn tỏi nếu bạn bị trào ngược axit. Những người như vậy có thể bị ợ nóng sau khi ăn tỏi. Ngoài ra, những người bị các vấn đề về axit không nên ăn tỏi khi bụng đói.
Không ăn tỏi nếu bạn có dạ dày nhạy cảm: Những người có dạ dày hoặc hệ tiêu hóa rất nhạy cảm cũng nên tránh ăn tỏi vì tỏi có chứa fructans, một loại axit có thể gây kích ứng và làm viêm niêm mạc thực quản.
Tránh tỏi nếu bạn có vấn đề về mùi: Tỏi có thể gây hôi miệng. Do đó, nếu bạn đang bị hôi miệng hoặc mùi cơ thể, bạn nên hạn chế tiêu thụ tỏi, bởi nó có thể làm cho mùi cơ thể và miệng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Không ăn tỏi khi đang dùng một số loại thuốc: Nếu bạn ăn tỏi với số lượng nhỏ thì sẽ không có khả năng gây ra tương tác thuốc. Thế nhưng khi sử dụng nó với số lượng lớn một chất bổ sung, lúc đó tỏi tương tác với một số loại thuốc ngăn ngừa cục máu đông (chẳng hạn như warfarin), làm tăng nguy cơ chảy máu.
Tránh tỏi nếu bạn có lịch phẫu thuật: Tỏi có thể kéo dài thời gian chảy máu và thay đổi huyết áp. Tỏi cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Do đó bạn nên ngừng dùng tỏi ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm khác, hãy thận trọng: Ngoài việc gây viêm da tiếp xúc dị ứng, tỏi còn là một chất gây dị ứng loại I. Những biểu hiện dị ứng tỏi bao gồm các triệu chứng về đường tiêu hóa, viêm da tiếp xúc, mề đay, hen suyễn hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Vì thế nếu bạn là người bị dị ứng với một số nhóm thực phẩm nhất định, hãy thận trọng khi ăn tỏi.
Theo các chuyên gia, những tác dụng phụ này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn tỏi sống./.
N.Hà/VOV.VN (Biên dịch) Theo boldsky