Ai tôn vinh nữ sĩ Hồ Xuân Hương là 'Bà chúa thơ Nôm'?

Với nhiều tác phẩm thơ Nôm độc đáo, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là 'Bà chúa thơ Nôm' của văn học Trung đại Việt Nam, nhưng ai là người tôn vinh bà như vậy?

1. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương quê ở đâu?

A

Hà Nội

B

Nghệ An

Theo sách giáo khoa Ngữ văn 11 - Chương trình 2006, nữ sĩ Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Sinh thời, bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du. Cuộc đời, tình duyên Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái.

C

Thanh Hóa

D

Hà Tĩnh

2. Đối tượng thường được đề cập đến nhất trong thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là ai?

A

Thầy tu hư hỏng

B

Người phụ nữ không hạnh phúc

Nổi bật trong sáng tác thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

C

Lũ học trò dốt

D

Người nông dân

3. Bài thơ nào của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được đưa vào chương trình trung học phổ thông?

A

Động Hương Tích

B

Lấy chồng chung

C

Tát nước

D

Tự tình

Bài thơ “Tự tình” thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

4. Bài thơ “Mời trầu” thuộc thể thơ nào sau đây: "Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi - Này của Xuân Hương đã quệt rồi - Có phải duyên nhau thì thắm lại - Đừng xanh như lá, bạc như vôi"?

A

Thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ XII vào thời nhà Đường, ở Trung Quốc.

B

Thất ngôn bát cú

C

Cổ phong

D

Thất ngôn trường thiên

5. Trong số các bài thơ sau, bài thơ nào không phải của Hồ Xuân Hương?

A

Đánh cờ

B

Đánh đu

C

Qua đèo ngang

“Qua đèo ngang” là bài thơ của bà Huyện Thanh Quan. Bà tên thật là Nguyễn Thị Hinh (1805-1848), người Hà Nội ngày nay. Bà sinh ra trong gia đình khoa bảng, cha đỗ đạt cao, làm quan cho nhà Hậu Lê. Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.

D

Tự tình (bài 1)

6. Ai tôn vinh nữ sĩ Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”?

A

Xuân Diệu

Năm 1958, tiểu luận “Hồ Xuân Hương - Bà Chúa thơ Nôm” của nhà thơ Xuân Diệu in trên tạp chí Văn Nghệ, sau này được đưa vào cuốn “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”. Gọi nữ sĩ Hồ Xuân Hương là “Bà Chúa thơ Nôm”, có lẽ nhà thơ Xuân Diệu đều nhằm vào cả khí chất con người lẫn phong cách sáng tác của bà.

B

Huy Cận

C

Chế Lan Viên

D

Hàn Mặc tử

7. Câu thơ “Mảnh tình san sẻ tí con con” (Hồ Xuân Hương) sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?

A

So sánh

B

Nhân hóa

C

Nói giảm nói tránh

D

Tăng tiến

Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình - san sẻ - tí - con con. Mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp hơn. Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải xa lạ.

8. UNESCO thông qua danh sách vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương vào năm:

A

2019

B

2020

C

2021

Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 (diễn ra từ ngày 9 – 24/11/2021 tại Paris, Pháp) đã thông qua danh sách các Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất. Tại kỳ họp này, hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cùng với 58 hồ sơ khác được thông qua.

D

2022

Hoài Nguyễn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/ai-ton-vinh-nu-si-ho-xuan-huong-la-ba-chua-tho-nom-ar743165.html