Algeria đang âm thầm mua máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga?

Algeria hiện được đồn đoán là khách hàng nước ngoài đầu tiên của dòng chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của Nga. Tuy vậy Moscow và Algiers chưa lên tiếng về thông tin này.

Sau khi người đứng đầu tập đoàn vũ khí Nga Rosoboronexport tuyên bố vào ngày 13/11 rằng, một hợp đồng đã được ký kết để bán Su-57 Felon cho một khách hàng nước ngoài, những đồn đoán bắt đầu xuất hiện về việc ai có thể là khách hàng này?

Algeria là quốc gia mua tiềm năng được nhắc đến nhiều nhất, với các báo cáo xuất hiện từ cả Châu Phi, Châu Á và Châu Âu.

Tài khoản X Kad-Ghani tuyên bố Algeria là nhà khai thác nước ngoài đầu tiên của Su-57, ông cho rằng đây có sự tương đồng lịch sử với việc Algeria mua lại MiG-25 nhiều năm trước.

“Algeria làm nên lịch sử khi là khách hàng đầu tiên của MiG-25, giờ là khách hàng đầu tiên của Su-57”, ông Kad-Ghani viết trong một bài đăng.

Ông Kad-Ghani một blogger người Algeria, tự nhận mình là nhà phân tích quốc phòng và quân sự. Tuy nhiên, Kad-Ghani không cung cấp bất kỳ nguồn nào hoặc tiết lộ thông tin bắt nguồn từ đâu, khiến tin tức không thể xác minh.

Khả năng không quân Algeria sẽ sử dụng Su-57 trong tương lai đã được nhiều nguồn tin khác nhau đưa ra, mặc dù không ai dám đảm bảo tính chính xác của những tuyên bố này.

Trang Scramble của Hà Lan cũng nhấn mạnh rằng mặc dù chưa có người mua chính thức nào được công bố, nhưng "có tin đồn cho rằng Algeria là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của dòng Su-57".

Algeria được coi là khách hàng tiềm năng của Su-57 kể từ năm 2020. Năm đó, một chuyến thăm bất ngờ của Tổng tham mưu trưởng quân đội Algeria khi đó là Said Chengriha tới Dmitry Shugayev tới Nga để thương thảo về các hợp đồng vũ khí mới.

Có thông tin cho rằng ổng Said Chengriha đã nhận được một mô hình Su-57 và cuộc thảo luận tập trung vào khả năng mua lại của nó. Vào thời điểm đó, có tin đồn cho rằng 14 máy bay chiến đấu Su-57 trị giá 2 tỷ USD sẽ được bán cho không quân Algeria.

Tuy nhiên, những tin đồn này vẫn chưa được xác nhận cho đến khi chúng xuất hiện trở lại sau thông báo gần đây của Nga về việc bán Su-57 mà không tiết lộ chi tiết hợp đồng.

Ban đầu, một số chuyên gia suy đoán rằng Trung Quốc có thể là người mua bí ẩn. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích bác bỏ, vì Chengdu J-20 của Bắc Kinh cũng đảm nhiệm những vai trò tương tự như Su-57 và các nguồn lực của Trung Quốc hiện đang tập trung vào chiến đấu cơ thế hệ thứ 6.

Algeria, trước đây được cho là đã thể hiện sự quan tâm, nổi lên là người mua có khả năng nhất, bên cạnh đó là các ứng cử viên tiềm năng khác bao gồm Iran hoặc Ấn Độ.

Chỉ có ba quốc gia phát triển thành công máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của riêng mình: Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Hơn nữa, Trung Quốc gần đây đã công bố nguyên mẫu Bạch Đế, một loại máy bay phản lực mới có khả năng đại diện cho nỗ lực chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của nước này.

Hơn nữa, Trung Quốc gần đây đã công bố nguyên mẫu Bạch Đế, một loại máy bay phản lực mới có khả năng đại diện cho nỗ lực chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của nước này.

Trước đây, Trung Quốc khi chưa đạt đến trình độ hiện tại thì chiến đấu cơ của họ thường được nhập từ Nga để sử dụng và cả sao chép trái phép.

Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc ít phụ thuộc vào Nga hơn về công nghệ hàng không vũ trụ tiên tiến. Trên thực tế, ở một số khía cạnh, Su-57 có thể còn kém hơn J-20 của Trung Quốc, khiến việc mua Su-57 của Trung Quốc trở nên kém hợp lý hơn.

Ấn Độ thì mới đây đã tuyên bố đình chỉ dự án Su-57 với Nga khi cho biết máy bay không đạt được yêu cầu của không quân nước này, trong khi đó Iran cũng được cho là khó có thể tiếp cận Su-57 do yếu tố địa chính trị lẫn kinh tế.

Khi phân tích lý do tại sao Algeria là ứng cử viên hợp lý nhất cho vị trí sở hữu Su-57 trong tương lai, chúng ta cần xét đến các yếu tố địa chính trị, quân sự, kinh tế và công nghệ.

Algeria có lịch sử hợp tác quân sự lâu dài với Nga, ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của nước này chủ yếu dựa máy bay chiến đấu Su-30 và MiG-29, nghĩa là nước này có cơ sở hạ tầng và chuyên môn để tích hợp máy bay mới của Nga.

Algeria vẫn là khách hàng trung thành của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Sự phụ thuộc chiến lược này khiến việc chuyển giao Su-57 ít gây tranh cãi hơn đối với Moscow.

Về mặt kinh tế, Algeria ổn định hơn so với Iran, nhờ vào doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Mặc dù không có ngân sách lớn, Algeria vẫn có thể mua được một số lượng hạn chế các máy bay chiến đấu tiên tiến như Su-57.

Về mặt địa chính trị, Algeria có lý do chính đáng để theo đuổi Su-57. Nước này hoạt động trong một khu vực căng thẳng, nơi năng lực quân sự đóng vai trò quan trọng.

Algeria tìm cách duy trì ưu thế quân sự ở Bắc Phi, đặc biệt là trước Morocco, quốc gia đã củng cố mối quan hệ quốc phòng với Mỹ và Israel.

Su-57, với các tính năng tàng hình và khả năng chiến đấu tiên tiến, có thể mang lại cho Algeria một lợi thế đáng kể.

Về mặt công nghệ, Algeria chuẩn bị tốt hơn để tích hợp Su-57. Máy bay chiến đấu của Nga cần bảo dưỡng và cơ sở hạ tầng mà Algeria đã phát triển với đội bay hiện tại của mình.

Tóm lại, sự kết hợp giữa các mối quan hệ lịch sử, khả năng kinh tế, nhu cầu chiến lược và sự sẵn sàng về mặt kỹ thuật khiến Algeria trở thành quốc gia vận hành Su-57 hợp lý nhất trong số các quốc gia được đồn đoán.

Tuy nhiên, dấu chấm hỏi trong tiêu đề đã phản ánh thực tế rằng đây vẫn là một giả định đang chờ xác nhận hoặc bác bỏ từ các bên liên quan.

Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm của Nga do Cục thiết kế Sukhoi phát triển. Nó dài 19,8 mét, sải cánh 14 mét và chiều cao 4,74 mét. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó đạt 35.000 kg.

Máy bay hiện tại được trang bị hai động cơ AL-41F1 có khả năng điều chỉnh lực đẩy. Những động cơ này cho phép đạt tốc độ khoảng 2.450 km/h và phạm vi hoạt động lên tới 3.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Su-57 có đặc tính tàng hình tích hợp thông qua lớp phủ đặc biệt và thiết kế giúp giảm thiểu tối đa tín hiệu radar.

Thiết bị điện tử hàng không của máy bay bao gồm hệ thống Sh121 tiên tiến với radar N036, kết hợp công nghệ mảng quét điện tử chủ động (AESA), cho phép theo dõi đồng thời các mục tiêu trên không và trên mặt đất.

Hệ thống hoạt động ở băng tần X và L để phát hiện mục tiêu tàng hình tốt hơn. Bộ cảm biến 101KS bao gồm tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), máy đo khoảng cách laser và hệ thống quang điện tử để quan sát và bảo vệ.

Su-57 có thể mang nhiều loại vũ khí, bao gồm tên lửa không đối không R-77M và R-74M, tên lửa không đối đất Kh-59MK2, Kh-31 và Kh-35, cũng như bom dẫn đường chính xác các cỡ nòng khác nhau.

Hầu hết vũ khí của máy bay được cất giữ trong các khoang bên trong để duy trì khả năng tàng hình, nhưng máy bay có thể sử dụng các điểm cứng bên ngoài khi cần thiết.

Việt Hùng

Theo bulgarianmilitary.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/algeria-dang-am-tham-mua-may-bay-chien-dau-tang-hinh-su-57-cua-nga-post596432.antd