Ám ảnh câu chuyện kỳ dị ít người biết về nàng tiên cá

Bên cạnh những giai thoại về nàng tiên cá xinh đẹp, hiền lành, tốt bụng, một số câu chuyện mô tả những sinh vật nửa thân trên là người, nửa thân dưới là cá vô cùng đáng sợ.

Trong thần thoại Hy Lạp, các nàng tiên cá được gọi là Siren. Ban đầu, họ là những sinh vật nửa người nửa chim và có giọng hát hay.

Trong thần thoại Hy Lạp, các nàng tiên cá được gọi là Siren. Ban đầu, họ là những sinh vật nửa người nửa chim và có giọng hát hay.

Trong một lần tham gia cuộc thi hát do nữ thần Hera tổ chức, các Siren thua trước giọng hát ngọt ngào của các nữ thần âm nhạc. Hình phạt cho các Siren là bị vặt hết lông trên người để làm áo khoác cho nữ thần Hera.

Trong một lần tham gia cuộc thi hát do nữ thần Hera tổ chức, các Siren thua trước giọng hát ngọt ngào của các nữ thần âm nhạc. Hình phạt cho các Siren là bị vặt hết lông trên người để làm áo khoác cho nữ thần Hera.

Kể từ đó, các Siren không còn khả năng bay lượn trên bầu trời. Họ sống ở biển và từ đó trở thành nàng tiên cá.

Kể từ đó, các Siren không còn khả năng bay lượn trên bầu trời. Họ sống ở biển và từ đó trở thành nàng tiên cá.

Nền văn hóa Syria cổ xưa cũng có những giai thoại hấp dẫn về nàng tiên cá. Ban đầu, nàng tiên cá là một nữ thần xinh đẹp. Tuy nhiên, nữ thần vô tình hại chết người yêu nên trong lúc đau khổ nhảy xuống biển. Sau khi nhảy xuống biển, nửa thân dưới của nữ thần biến thành cá trong khi nửa thân trên vẫn mang hình dáng con người.

Nền văn hóa Syria cổ xưa cũng có những giai thoại hấp dẫn về nàng tiên cá. Ban đầu, nàng tiên cá là một nữ thần xinh đẹp. Tuy nhiên, nữ thần vô tình hại chết người yêu nên trong lúc đau khổ nhảy xuống biển. Sau khi nhảy xuống biển, nửa thân dưới của nữ thần biến thành cá trong khi nửa thân trên vẫn mang hình dáng con người.

Nàng tiên cá trong văn hóa Syria cổ xưa được miêu tả hiền lành, không làm hại con người. Thậm chí, nàng tiên cá thỉnh thoảng cảnh báo người đi biển về những thảm họa sắp xảy ra như mưa bão hay sóng thần... Nhờ vậy, nàng tiên cá cứu được nhiều người.

Nàng tiên cá trong văn hóa Syria cổ xưa được miêu tả hiền lành, không làm hại con người. Thậm chí, nàng tiên cá thỉnh thoảng cảnh báo người đi biển về những thảm họa sắp xảy ra như mưa bão hay sóng thần... Nhờ vậy, nàng tiên cá cứu được nhiều người.

Tuy nhiên, bên cạnh những giai thoại về nàng tiên cá xinh đẹp, hiền lành, tốt bụng, có một số câu chuyện kỳ dị mà có thể ít ai biết, mô tả những sinh vật nửa thân trên là người, nửa thân dưới là cá vô cùng đáng sợ. Điển hình là câu chuyện xảy ra tại hồ Black Mere ở mũi phía tây nam của quận Staffordshire Peak District.

Tuy nhiên, bên cạnh những giai thoại về nàng tiên cá xinh đẹp, hiền lành, tốt bụng, có một số câu chuyện kỳ dị mà có thể ít ai biết, mô tả những sinh vật nửa thân trên là người, nửa thân dưới là cá vô cùng đáng sợ. Điển hình là câu chuyện xảy ra tại hồ Black Mere ở mũi phía tây nam của quận Staffordshire Peak District.

Đây là một hồ nước tự nhiên không đáy, truyền thuyết nói rằng nàng tiên cá đã đến đây từ hàng trăm năm trước.

Đây là một hồ nước tự nhiên không đáy, truyền thuyết nói rằng nàng tiên cá đã đến đây từ hàng trăm năm trước.

Truyền thuyết ở hồ Black Mere có thể lấy cảm hứng từ một sự kiện có thật vào năm 1679, một người đàn ông địa phương có tên Joshua Linnet đã bị mỹ nhân từ chối.

Truyền thuyết ở hồ Black Mere có thể lấy cảm hứng từ một sự kiện có thật vào năm 1679, một người đàn ông địa phương có tên Joshua Linnet đã bị mỹ nhân từ chối.

Không chấp nhận sự thật, Joshua đã thuyết phục người dân trong làng cô là phù thủy và cùng mọi người dìm chết cô ở hồ.

Không chấp nhận sự thật, Joshua đã thuyết phục người dân trong làng cô là phù thủy và cùng mọi người dìm chết cô ở hồ.

Vài ngày sau, người ta tìm thấy thi thể của Joshua nổi lên trên hồ với “khuôn mặt đầy dấu móng vuốt”- một dấu vết được cho là sự nguyền rủa của “nàng tiên cá độc ác” gây ra.

Vài ngày sau, người ta tìm thấy thi thể của Joshua nổi lên trên hồ với “khuôn mặt đầy dấu móng vuốt”- một dấu vết được cho là sự nguyền rủa của “nàng tiên cá độc ác” gây ra.

Xem thêm video: Cận cảnh tượng nàng tiên cá “lộ mông” gây tranh cãi ở Italy.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/am-anh-cau-chuyen-ky-di-it-nguoi-biet-ve-nang-tien-ca-1873415.html