Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên

Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên INS Vikrant bắt đầu thử nghiệm trên biển, giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức đi vào hoạt động, dự kiến một năm sau đó.

Ngày 4/8, tàu sân bay nội địa (IAC) mang tên INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ bắt đầu hành trình ra khơi thử nghiệm trên biển, giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức đi vào hoạt động, dự kiến vào năm tới.

Đây là tàu sân bay nội địa đầu tiên (IAC-1) do Ấn Độ tự thiết kế và xây dựng. IAC-1 được thiết kế bởi Viện Thiết kế Hải quân (DND) của Hải quân Ấn Độ và chế tạo tại Cochin Shipyard Limited (CSL), bang Kerala.

Tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Express Explained.

Tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Express Explained.

Theo Hải quân Ấn Độ, hơn 76% vật liệu và thiết bị trên tàu IAC-1 có xuất xứ trong nước, bao gồm 23.000 tấn thép, 2.500km dây cáp điện, 150km đường ống và 2.000 van các loại, cũng như trung tâm điều hòa không khí, hệ thống lái,..

Hải quân cho biết hơn 50 nhà sản xuất tại Ấn Độ đã trực tiếp tham gia vào dự án và khoảng 2.000 nhân lực trực tiếp làm việc trên tàu IAC-1 mỗi ngày, chưa bao gồm 40.000 lao động gián tiếp.

Các thông số thiết kế chính của INS Vikrant. Nguồn: DND.

Các thông số thiết kế chính của INS Vikrant. Nguồn: DND.

Hải quân vẫn chưa chính thức tiết lộ chi tiết về các loại vũ khí trang bị của INS Vikrant. Tuy nhiên, tàu chiến mới có thể so sánh với tàu sân bay INS Vikramaditya hiện có của Ấn Độ, có trọng tải 44.500 tấn và có thể chở tới 34 máy bay, bao gồm cả máy bay chiến đấu và trực thăng.

Hải quân Ấn Độ nói, khi được đưa vào hoạt động, IAC-1 sẽ là chiến hạm hiệu quả nhất của nước này, sẽ vận hành máy bay chiến đấu MiG-29K do Nga sản xuất và trực thăng cảnh báo sớm trên không Kamov-31, cả hai đều đang được sử dụng trên Vikramaditya.

INS Vikrant là tàu sân bay nội địa đầu tiên, hoàn toàn do Ấn Độ thiết kế, xây dựng. Ảnh: Express Explained.

INS Vikrant là tàu sân bay nội địa đầu tiên, hoàn toàn do Ấn Độ thiết kế, xây dựng. Ảnh: Express Explained.

Vikrant mới cũng sẽ vận hành máy bay trực thăng đa năng MH-60R Seahawk của Lockheed Martin, Mỹ và trực thăng hạng nhẹ (ALH) do Hindustan Aeronautics Ltd. có trụ sở tại Bengaluru chế tạo.

INS Vikrant sẽ giúp tăng đáng kể sức mạnh quân sự của Ấn Độ, mở rộng phạm vi không chiến, tăng cường sức mạnh trên không, tác chiến phòng không, tấn công và phòng thủ đối không, tác chiến chống ngầm và cảnh báo sớm trên không,...

Tàu sân bay INS Vikrant bắt đầu thử nghiệm trên biển từ ngày 4/8, dự kiến chính thức hoạt động vào tháng 8/2022. Ảnh: Express Explained.

Tàu sân bay INS Vikrant bắt đầu thử nghiệm trên biển từ ngày 4/8, dự kiến chính thức hoạt động vào tháng 8/2022. Ảnh: Express Explained.

Với mục tiêu vươn xa trên các đại dương, cùng với việc chế tạo tàu sân bay bản địa đầu tiên, năm 2015, Hải quân Ấn Độ đã xúc tiến đóng một tàu sân bay thứ 3 là là tàu sân bay bản địa thứ hai (IAC-2), mang tên INS Vishal, có trọng tải 65.000 tấn, lớn hơn nhiều so với IAC-1 và INS Vikramaditya.

Tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ bắt đầu ra khơi thử nghiệm trên biển hôm 4/8. Nguồn HT/YouTube.

Các quan chức Hải quân lập luận, để bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương rộng lớn, cần phải có sức mạnh không quân bền bỉ và thường trực.

INS Vikrant dài 262m, rộng 62m, mớn nước 8,4m, lượng giãn nước 40.000 tấn, tốc độ 28km/h, phạm vi hoạt động 12.000km, được khởi công cuối tháng 2/2009, hạ thủy tháng 8/2013, tháng 11/2020 hoàn thành thử nghiệm tại cảng. Công ty đóng tàu sẽ tiếp tục thử nghiệm trên biển trong 6-7 tháng tới, sau đó bàn giao IAC-1 cho Hải quân để thử nghiệm. Dự kiến tháng 8/2022 tàu sẽ được đưa vào vận hành.

Huy Anh/Indianexpress

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/an-do-bat-dau-thu-nghiem-tau-san-bay-tu-san-xuat-dau-tien-110124.html