Ấn Độ chính thức xác định thời hạn loại biên tiêm kích MiG-21 huyền thoại

Không quân Ấn Độ đã lên kế hoạch chia tay tiêm kích MiG-21 sau rất nhiều lần phải trì hoãn.

Không quân Ấn Độ (IAF) sẽ cho ngừng hoạt động toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-21, tờ India Today cho biết và lưu ý, loại chiến đấu cơ huyền thoại nói trên đã được sử dụng từ năm 1963.

Không quân Ấn Độ (IAF) sẽ cho ngừng hoạt động toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-21, tờ India Today cho biết và lưu ý, loại chiến đấu cơ huyền thoại nói trên đã được sử dụng từ năm 1963.

"Lễ chia tay những chiếc máy bay chiến đấu MiG-21 cuối cùng còn trong biên chế sẽ được tổ chức vào ngày 19/9/2025 tại căn cứ không quân Chandigarh, nơi đóng quân của Phi đội 23 Panthers của IAF", thông báo cho biết.

"Lễ chia tay những chiếc máy bay chiến đấu MiG-21 cuối cùng còn trong biên chế sẽ được tổ chức vào ngày 19/9/2025 tại căn cứ không quân Chandigarh, nơi đóng quân của Phi đội 23 Panthers của IAF", thông báo cho biết.

Quay lại quá khứ, Liên Xô bắt đầu cung cấp tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 cho Ấn Độ vào năm 1963. Tổng cộng, New Delhi đã nhận được khoảng 1.000 chiến đấu cơ loại này.

Quay lại quá khứ, Liên Xô bắt đầu cung cấp tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 cho Ấn Độ vào năm 1963. Tổng cộng, New Delhi đã nhận được khoảng 1.000 chiến đấu cơ loại này.

Sau đó Ấn Độ đã được cấp giấy phép sản xuất và hiện đại hóa, từ đó máy bay được trang bị radar và động cơ mới. Ngoài ra các kỹ sư đã cải thiện đáng kể kho vũ khí dẫn đường cho MiG-21.

Sau đó Ấn Độ đã được cấp giấy phép sản xuất và hiện đại hóa, từ đó máy bay được trang bị radar và động cơ mới. Ngoài ra các kỹ sư đã cải thiện đáng kể kho vũ khí dẫn đường cho MiG-21.

Báo chí Ấn Độ thông báo, cho đến thời gian gần đây, không quân nước này vẫn duy trì khoảng 31 máy bay chiến đấu MiG-21 Bison trong trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Báo chí Ấn Độ thông báo, cho đến thời gian gần đây, không quân nước này vẫn duy trì khoảng 31 máy bay chiến đấu MiG-21 Bison trong trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Những chiến đấu cơ hạng nhẹ này đã tham gia tích cực vào 4 cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan, bao gồm cả trận chiến gần đây nhất vào năm 2025, do tuổi đời cao, tính năng lạc hậu nên vai trò của chúng rất mờ nhạt.

Những chiến đấu cơ hạng nhẹ này đã tham gia tích cực vào 4 cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan, bao gồm cả trận chiến gần đây nhất vào năm 2025, do tuổi đời cao, tính năng lạc hậu nên vai trò của chúng rất mờ nhạt.

Thực tế cho thấy tiêm kích MiG-21 là một nền tảng đã quá lạc hậu, cho dù được nâng cấp sâu vẫn không thể đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, cộng thêm hệ số kỹ thuật kém sau nhiều năm sử dụng đã buộc IAF phải tiến hành loại biên.

Thực tế cho thấy tiêm kích MiG-21 là một nền tảng đã quá lạc hậu, cho dù được nâng cấp sâu vẫn không thể đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, cộng thêm hệ số kỹ thuật kém sau nhiều năm sử dụng đã buộc IAF phải tiến hành loại biên.

Để thay thế MiG-21, Tập đoàn công nghiệp hàng không nổi tiếng HAL Ấn Độ sẽ đẩy mạnh sản xuất chiến đấu cơ hạng nhẹ nội địa Tejas, khi các bài kiểm tra đối với dòng tiêm kích này được thông báo đã hoàn tất.

Để thay thế MiG-21, Tập đoàn công nghiệp hàng không nổi tiếng HAL Ấn Độ sẽ đẩy mạnh sản xuất chiến đấu cơ hạng nhẹ nội địa Tejas, khi các bài kiểm tra đối với dòng tiêm kích này được thông báo đã hoàn tất.

Vai trò của những tiêm kích MiG-21 sau khi loại biên vẫn được quan tâm, có ý kiến cho rằng nên hoán cải chúng thành máy bay không người lái để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Vai trò của những tiêm kích MiG-21 sau khi loại biên vẫn được quan tâm, có ý kiến cho rằng nên hoán cải chúng thành máy bay không người lái để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Đây được xem là phương án khả thi nhất, bởi ngay từ thời Liên bang Xô Viết, quá trình hoán cải những chiếc MiG-21 cũ thành mục tiêu điều khiển từ xa với tên gọi M21m đã được thiết lập.

Đây được xem là phương án khả thi nhất, bởi ngay từ thời Liên bang Xô Viết, quá trình hoán cải những chiếc MiG-21 cũ thành mục tiêu điều khiển từ xa với tên gọi M21m đã được thiết lập.

Là một phần của công việc, toàn bộ thiết bị có giá trị với tổng trọng lượng khoảng 1 tấn, bao gồm cả radar, đã bị loại bỏ khỏi máy bay, thay vào đó, ăng ten và bộ điều khiển được lắp đặt.

Là một phần của công việc, toàn bộ thiết bị có giá trị với tổng trọng lượng khoảng 1 tấn, bao gồm cả radar, đã bị loại bỏ khỏi máy bay, thay vào đó, ăng ten và bộ điều khiển được lắp đặt.

Khi đó bản thân MiG-21 đã được biến thành M21m và sẵn sàng cho chuyến bay cuối cùng, hệ thống điều khiển giúp nó cất cánh và cơ động mà không cần sự có mặt của phi công trong buồng lái.

Khi đó bản thân MiG-21 đã được biến thành M21m và sẵn sàng cho chuyến bay cuối cùng, hệ thống điều khiển giúp nó cất cánh và cơ động mà không cần sự có mặt của phi công trong buồng lái.

Tiêm kích MiG-21 có chiều dài thân và sải cánh lần lượt là 14,1 mét và 7,15 mét; tốc độ tối đa lên tới 1.300 km/h ở gần mặt đất và 2.230 km/h ở độ cao lớn, phạm vi hoạt động khi có thùng nhiên liệu bổ sung đạt 1.470 km, tải trọng vũ khí ở mức 1.300 kg.

Tiêm kích MiG-21 có chiều dài thân và sải cánh lần lượt là 14,1 mét và 7,15 mét; tốc độ tối đa lên tới 1.300 km/h ở gần mặt đất và 2.230 km/h ở độ cao lớn, phạm vi hoạt động khi có thùng nhiên liệu bổ sung đạt 1.470 km, tải trọng vũ khí ở mức 1.300 kg.

Trong quá trình thay đổi sang bia bay M21m, chiếc tiêm kích nói trên đã "nhẹ" thêm tới 1 tấn, như vậy nó có thể được nhồi thêm thuốc nổ để trở thành một UAV tấn công cảm tử mang đầy đạn vô cùng uy lực.

Trong quá trình thay đổi sang bia bay M21m, chiếc tiêm kích nói trên đã "nhẹ" thêm tới 1 tấn, như vậy nó có thể được nhồi thêm thuốc nổ để trở thành một UAV tấn công cảm tử mang đầy đạn vô cùng uy lực.

Việt Dũng

Theo India Today

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/an-do-chinh-thuc-xac-dinh-thoi-han-loai-bien-tiem-kich-mig-21-huyen-thoai-post618657.antd