Ấn Độ chơi lớn, chi 6,5 tỷ USD mua 83 tiêm kích Tejas nội địa

Truyền thông Ấn Độ đã xác nhận nước này vừa thông qua hợp đồng mua 83 tiêm kích Tejas Mk1 A với mức hợp đồng 6,5 tỷ USD.

Vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đã cho phê duyệt hợp đồng trị giá 6.5 tỷ USD dành cho việc mua mới 83 chiếc tiêm kích hạng nhẹ nội địa HAL Tejas Mk1A. Đây được coi là hợp đồng mua sắm vũ khí nội địa lớn nhất từ trước đến nay của nước này.

Vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đã cho phê duyệt hợp đồng trị giá 6.5 tỷ USD dành cho việc mua mới 83 chiếc tiêm kích hạng nhẹ nội địa HAL Tejas Mk1A. Đây được coi là hợp đồng mua sắm vũ khí nội địa lớn nhất từ trước đến nay của nước này.

Theo tờ Time of India, thương vụ lần này sẽ làm nâng cao khả năng tự lực trong sản xuất quốc phòng của Ấn Độ lên đáng kể cũng như một chất xúc tác cho phát triển ngành công nghiệp hàng không trong nước.

Theo tờ Time of India, thương vụ lần này sẽ làm nâng cao khả năng tự lực trong sản xuất quốc phòng của Ấn Độ lên đáng kể cũng như một chất xúc tác cho phát triển ngành công nghiệp hàng không trong nước.

Máy bay Tejas Mk1A là loại tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ được Ấn Độ phát triển và bước vào sản xuất từ năm 2001, đến nay đã có khoảng 20 chiếc gia nhập Không quân nước này.

Máy bay Tejas Mk1A là loại tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ được Ấn Độ phát triển và bước vào sản xuất từ năm 2001, đến nay đã có khoảng 20 chiếc gia nhập Không quân nước này.

Tejas Mk1A được đánh giá là tiêm kích hạng nhẹ có kích thước nhỏ hơn và động cơ yếu hơn tiêm kích F-16 của Mỹ hay J-10 của Trung Quốc. Nó tương đương với tiêm kích Gripen của Thụy Điển hay JF-17 của Pakistan hơn.

Tejas Mk1A được đánh giá là tiêm kích hạng nhẹ có kích thước nhỏ hơn và động cơ yếu hơn tiêm kích F-16 của Mỹ hay J-10 của Trung Quốc. Nó tương đương với tiêm kích Gripen của Thụy Điển hay JF-17 của Pakistan hơn.

Máy bay có chiều dài 13.2m, sải cánh 8.2m, trang bị 1 động cơ phản lực có lực đẩy 85kN cho phép cất cánh với tải trọng lượng tối đa 12.500kg. Tốc độ tối đa Mach 2

Máy bay có chiều dài 13.2m, sải cánh 8.2m, trang bị 1 động cơ phản lực có lực đẩy 85kN cho phép cất cánh với tải trọng lượng tối đa 12.500kg. Tốc độ tối đa Mach 2

Về vũ trang, Tejas Mk1A có 1 pháo 2 nòng 23mm GSh-23 và 8 giá treo ngoài thân cho các loại vũ khí như tên lửa không đối không, không đối đất, chống hạm và bom,...

Về vũ trang, Tejas Mk1A có 1 pháo 2 nòng 23mm GSh-23 và 8 giá treo ngoài thân cho các loại vũ khí như tên lửa không đối không, không đối đất, chống hạm và bom,...

Nhìn chung, Tejas là một mẫu máy bay hạng nhẹ có chi phí hoạt động thấp, dễ dàng bảo trì và vận hành. Có thể nói, nó sẽ là mẫu tiêm kích đánh chặn chủ lực của Ấn Độ trong tương lai để thay thế cho những chiếc MiG-21 già nua.

Nhìn chung, Tejas là một mẫu máy bay hạng nhẹ có chi phí hoạt động thấp, dễ dàng bảo trì và vận hành. Có thể nói, nó sẽ là mẫu tiêm kích đánh chặn chủ lực của Ấn Độ trong tương lai để thay thế cho những chiếc MiG-21 già nua.

Dẫu vậy, mức độ nội địa hóa của chiếc Tejas này mới chỉ ở 50%. Trong khi đó, nhiều thành phần quan trọng như radar, hệ thống điện tử và động cơ đều phải nhập khẩu từ Israel và Mỹ. Điều này là lí do chính khiến Tejas bị đội giá lên rất nhiều

Dẫu vậy, mức độ nội địa hóa của chiếc Tejas này mới chỉ ở 50%. Trong khi đó, nhiều thành phần quan trọng như radar, hệ thống điện tử và động cơ đều phải nhập khẩu từ Israel và Mỹ. Điều này là lí do chính khiến Tejas bị đội giá lên rất nhiều

Ấn Độ vẫn lựa chọn Tejas như một sự thay đổi lớn nhằm cải thiện nền công nghiệp quốc phòng nước nhà bất chấp các đối thủ cùng phân khúc khác như tiêm kích Gripen, F-16 hay MIG-35 có phần nhỉnh hơn cũng được chào bán cho Ấn Độ

Ấn Độ vẫn lựa chọn Tejas như một sự thay đổi lớn nhằm cải thiện nền công nghiệp quốc phòng nước nhà bất chấp các đối thủ cùng phân khúc khác như tiêm kích Gripen, F-16 hay MIG-35 có phần nhỉnh hơn cũng được chào bán cho Ấn Độ

Trong khi Tejas Mk1A phải chật vật gần 20 năm mới có được 1 hợp đồng sản xuất quy mô. Phía đối thủ Trung Quốc với chiếc J-10 cùng phân khúc đến nay đã sản xuất tới hơn 500 chiếc với nhiều biến thể và có tiềm năng xuất khẩu rất cao. Nguồn ảnh: Timeofindia.

Trong khi Tejas Mk1A phải chật vật gần 20 năm mới có được 1 hợp đồng sản xuất quy mô. Phía đối thủ Trung Quốc với chiếc J-10 cùng phân khúc đến nay đã sản xuất tới hơn 500 chiếc với nhiều biến thể và có tiềm năng xuất khẩu rất cao. Nguồn ảnh: Timeofindia.

Ấn Độ lần đầu phô diễn tiêm kích Tejas nội địa hồi năm 2019.

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/an-do-choi-lon-chi-65-ty-usd-mua-83-tiem-kich-tejas-noi-dia-1490949.html