Ấn Độ cùng Singapore và Indonesia gấp rút tiêm chủng

Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này đã sẵn sàng tung ra hai loại vắc xin COVID-19 trong vòng 10 ngày kể từ ngày 3 tháng 1, khi cơ quan quản lý dược phẩm của họ phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin Oxford-AstraZeneca và một loại sản xuất trong nước của Bharat Biotech.

Một nhân viên mặt đất tại Nhà ga hàng hóa số 2 của Sân bay Quốc tế Indira Gandhi, nơi sẽ được sử dụng làm trung tâm phân phối và xử lý vắc xin COVID-19, trong buổi giới thiệu trên phương tiện truyền thông ở New Delhi vào ngày 22 tháng 12. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Vì sao Indonesia chọn tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho người trẻ trước?

Ấn Độ phê duyệt vắc xin Covid-19 của AstraZeneca

Trung Quốc phê duyệt vắc xin COVID-19 nội địa đầu tiên

Những dấu hỏi bỏ ngỏ xung quanh vắc xin COVID-19 thần tốc

Ấn Độ tham vọng sản xuất vắc xin Covid-19 giá cả phải chăng cho châu Á

Tuần trước, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia châu Á đầu tiên bắt đầu tiêm vắc xin COVID. Tiếp đó, Indonesia hôm thứ Hai (4/1) đã công bố kế hoạch bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vào tuần tới. Hoa Kỳ - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, với hơn 20,8 triệu ca bệnh - và Vương quốc Anh là những quốc gia đầu tiên tiêm chủng vắc xin virus Corona.

Vắc xin được phát triển bởi Đại học Oxford và tập đoàn dược phẩm khổng lồ AstraZeneca có trụ sở tại Vương quốc Anh đang được sản xuất tại địa phương bởi Viện Huyết thanh có trụ sở tại Pune của Ấn Độ với tên gọi Covishield. Loại còn lại, vắc xin COVID-19 bản địa đầu tiên của nước này, được gọi là Covaxin và được sản xuất bởi Bharat Biotech có trụ sở tại Hyderabad phối hợp với Hội đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ do nhà nước điều hành.

Bộ trưởng Y tế Liên bang Rajesh Bhushan cho biết: "Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình đã sẵn sàng đưa vào sử dụng vắc xin COVID-19 trong vòng 10 ngày".

Tuyên bố của ông Bhushan có nghĩa là Ấn Độ có thể tung ra vắc xin này trước ngày 13 tháng 1. Ông Bhushan cũng nói thêm rằng quyết định cuối cùng về ngày nào triển khai sẽ do chính phủ đưa ra.

Thủ tướng Narendra Modi trước đó đã mô tả việc phê duyệt hai loại vắc xin này là "bước ngoặt quyết định để củng cố một cuộc chiến tinh thần" chống lại đại dịch. "Người dân Ấn Độ sẽ cảm thấy tự hào khi hai loại vắc xin đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp đều được sản xuất tại Ấn Độ!", ông đã chia sẻ trên Twitter vào ngày 3 tháng 1.

Tháng trước, tập đoàn dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ đã yêu cầu cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin của mình ở Ấn Độ. Nhưng Bộ Y tế nước này cho biết Pfizer đã có ba cơ hội để xuất hiện trước một ủy ban chuyên gia nhưng vẫn chưa được thực hiện.

"Theo hiểu biết của chúng tôi, ủy ban chuyên gia sẵn sàng lắng nghe trình bày của họ", ông Bhushan nói.

Không giống như Covishield và Covaxin, có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, vắc xin của Pfizer yêu cầu nhiệt độ âm 70 độ C.

Việc chấp thuận Covaxin đã vấp phải sự chỉ trích từ một số chuyên gia và các nhà lãnh đạo đối lập vì Bharat Biotech vẫn chưa chia sẻ dữ liệu về hiệu quả. Đáp lại, Bộ trưởng Y tế Harsh Vardhan cho biết, việc cấp phép cho Covaxin khác với việc cho Covishield vì Covaxin vẫn ở chế độ thử nghiệm.

Trong một tuyên bố chung hôm thứ Ba (5/1), giám đốc điều hành của Viện Serum, Adar Poonawala, và chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Bharat Biotech, Krishna Ella, dường như đã kết thúc một cuộc tranh cãi công khai gần đây về vắc xin của họ khi họ bày tỏ "ý định kết hợp để phát triển, sản xuất và cung cấp vắc xin COVID-19 cho Ấn Độ và toàn cầu".

Ông Bhushan bác bỏ riêng các báo cáo 'thông tin sai lệch' rằng Ấn Độ cấm xuất khẩu vắc xin, nói rằng, "Chính phủ không cấm xuất khẩu bất kỳ một loại vắc-xin COVID nào".

Ông nói thêm: “Chúng ta nên đề phòng khi những thông tin sai lệch như vậy được lan truyền và khẳng định rằng cả chính phủ và các nhà sản xuất vắc xin đều không nói về bất kỳ lệnh cấm xuất khẩu nào".

Ấn Độ có tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao thứ hai thế giới, với hơn 10,3 triệu ca nhiễm cho đến nay, chỉ sau Hoa Kỳ.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/an-do-cung-singapore-va-indonesia-gap-rut-tiem-chung-post112543.html