Ấn Độ đặt mua gấp 33 máy bay chiến đấu trong lúc căng thẳng với Trung Quốc
Ngày 18/6, Bộ Quốc phòng Ấn Độ công bố kế hoạch mua khẩn cấp 12 tiêm kích hạng nặng Su-30MKI và 21 tiêm kích hạng trung MiG-29 từ Nga, bổ sung vào đội bay hơn 250 Su 30 và hơn 100 MiG 29 đang phục vụ. Việc đặt mua diễn ra sau các cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc ở khu vực Thung lũng Galwan. Military Watch dẫn các nguồn tin Ấn Độ cho biết lực lượng của họ đã gây thương vong 150 lính Trung Quốc.
Các cuộc đụng độ được nói xảy ra ở cấp thấp của quân đội đôi bên, chủ yếu là các cuộc đụng độ tay chân. Chính phủ Ấn Độ đã phải đối mặt với áp lực đáng kể từ công chúng để đối phó với những tổn thất 20 nhân mạng binh sỹ và việc mua máy bay chiến đấu mới có thể giúp xoa dịu đám đông. Su-30MKI được coi là máy bay chiến đấu có khả năng cao nhất của Ấn Độ, và là nền tảng hạng nặng duy nhất trong không quân.
Trong khi Trung Quốc cũng trang bị máy bay chiến đấu Su-30, đây là những biến thể MKK và MK2 có khả năng kém hơn biến thể MKI của Ấn Độ và không được trang bị cho quân khu phía Tây đối mặt với Ấn Độ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu hạng nặng J-16 gần biên giới Ấn Độ. J-16 có một số lợi thế so với Su-30, bao gồm các tên lửa PL-15 tầm xa và tiên tiến hơn, tiết diện radar thấp hơn và tích hợp radar mảng quét điện tử chủ động thay vì thụ động.
Đơn đặt hàng máy bay MiG-29 lần này diễn sau các đơn đặt hàng MiG-29 trước đó vào tháng 2/2019. Những chiếc MiG-29 trong không quân Ấn Độ được coi là một trong những loại tiêm kích có khả năng nhất trên thế giới, tích hợp các cảm biến tiên tiến, hệ thống tác chiến điện tử và tên lửa dẫn đường radar chủ động R-77 hiện đại. Đơn hàng mới sẽ đưa phi đội MiG-29 của Ấn Độ lên hơn 170 máy bay sau khi hoàn thành và chúng có thể được giao trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nga được cho là có linh kiện của hơn 100 máy bay MiG-29 chưa được lắp ráp trong kho và hàng trăm máy bay lắp ráp dự trữ - hệ lụy của việc thu hẹp lực lượng vũ trang đột ngột sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Máy bay MiG-29 chưa được lắp ráp có thể được chế tạo và cải tiến theo tiêu chuẩn hiện đại trong một thời gian tương đối ngắn. Điều này đã làm thu hẹp hợp đồng của Ấn Độ với các nhà cung cấp máy bay chiến đấu nước ngoài khác, ví dụ đơn hàng 36 tiêm kích Rafale được đặt vào năm 2015 và sau đó không quân chỉ nhận được bốn chiếc vào năm 2019. Mặc dù Rafale là lớp máy bay chiến đấu duy nhất của Pháp đang được sản xuất, nhưng nó được sản xuất ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với MiG-29, điều này không chỉ làm giảm hiệu quả chi phí mà còn có nghĩa là phải mất nhiều thời gian hơn để thực hiện đơn hàng. Ấn Độ dự kiến sẽ ngừng các đơn đặt hàng tiếp theo cho các máy bay chiến đấu MiG-29 trong tương lai gần và xem xét việc mua sắm MiG-35, một máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++. MiG-35 được đưa vào sử dụng trong Không quân Nga vào tháng 6/2019 và đáng chú ý là có chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với MiG-29. Nó được coi là đáng tin cậy hơn nhiều so với MiG-29 trước các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc như J-16, và có một số lợi thế về hiệu suất đáng kể so với Rafale.