Ấn Độ lo ngại vấn nạn hãm hiếp phụ nữ

Theo dữ liệu gần đây của chính phủ, 32.500 trường hợp hãm hiếp đã được báo cảnh sát vào năm 2017, gần 90 vụ diễn ra mỗi ngày. Theo báo cáo của Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia hôm 21-10, trong năm 2017, 359.849 trường hợp phạm tội xâm hại phụ nữ đã được báo cáo ở nước này.

Theo dữ liệu gần đây của chính phủ, 32.500 trường hợp hãm hiếp đã được báo cảnh sát vào năm 2017, gần 90 vụ diễn ra mỗi ngày. Theo báo cáo của Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia hôm 21-10, trong năm 2017, 359.849 trường hợp phạm tội xâm hại phụ nữ đã được báo cáo ở nước này.

Nạn nhân trong vụ hãm hiếp ở Unnao, bang Uttar Pradesh được đưa đến Bệnh viện Saf Safdarjung ở New Delhi hôm 5-12. Ảnh: Hindustan Times

Nạn nhân trong vụ hãm hiếp ở Unnao, bang Uttar Pradesh được đưa đến Bệnh viện Saf Safdarjung ở New Delhi hôm 5-12. Ảnh: Hindustan Times

Gần 90 vụ diễn ra mỗi ngày

Hôm 5-12, một cô gái 23 tuổi đã bị hãm hiếp, đánh đập, bị đâm và sau đó bị 5 người đàn ông thiêu cháy ở Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ. Hai trong số những kẻ tấn công cũng bị buộc tội đã hãm hiếp cô. Vụ việc xảy ra khi cô đang trên đường đến gặp luật sư. Các nhân chứng cho biết, sau khi bị tấn công, cô đã hét lên và chạy được một lúc cho đến khi một người dân làng dập tắt ngọn lửa. Cô bị bỏ lại trong tình trạng nguy kịch với 90% cơ thể bị bỏng, và sau một cuộc phản đối công khai, cô được đưa đến New Delhi để điều trị. Cô đã qua đời 1 ngày sau đó.

Vụ việc đã xảy ra ở Unnao, một quận thuộc bang Uttar Pradesh nổi tiếng kể từ khi đại diện được bầu trong hội đồng nhà nước, Kuldeep Singh Sengar, bị buộc tội liên tục cưỡng hiếp một bé gái. Ông Sengar đã bị kết tội hôm 16-12. Rõ ràng, những vụ việc này cho thấy cuộc sống không an toàn của phụ nữ Ấn Độ ngày nay. Theo dữ liệu gần đây của chính phủ, 32.500 trường hợp hãm hiếp đã được báo cảnh sát vào năm 2017, gần 90 vụ diễn ra mỗi ngày. Theo báo cáo của Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia hôm 21-10, trong năm 2017, 359.849 trường hợp phạm tội xâm hại phụ nữ đã được báo cáo ở nước này. Bang Uttar Pradesh đứng đầu danh sách với 56.011 trường hợp.

Một trường hợp tương tự đã được báo cáo ở thành phố Hyderabad, phía nam Ấn Độ. Một bác sĩ thú y bị bắt cóc khi cô đang trên đường về nhà, một số gã đàn ông đã hãm hiếp và sau đó đốt cháy. Thi thể của cô được tìm thấy một ngày sau đó. Ban đầu cảnh sát đã từ chối đơn kiện của chị gái nạn nhân. Nhưng sau đó họ đã bắt giữ 4 người đàn ông, buộc họ phải nhận tội và sau đó bị bắn chết khi đang cố gắng trốn thoát khỏi nơi giam giữ.

Thất bại của hệ thống tư pháp

Những sự cố này là minh chứng cho thấy sự thất bại của hệ thống tư pháp của Ấn Độ đối với phụ nữ. Vụ án Sengar cho thấy quyền lực và chế độ phụ quyền (nam giới giữ vai trò quyền lực chủ yếu) thống trị xã hội.

Vụ hãm hiếp và cái chết kinh hoàng của một phụ nữ 23 tuổi ở New Delhi vào năm 2012 đã dẫn đến một số thay đổi về luật về việc bạo hành phụ nữ. Luật sửa đổi hiện này hình sự hóa các hành vi phạm tội tình dục như tấn công bằng axit, hành vi nhìn trộm những hoạt động riêng tư của người khác, rình rập, đồng thời quy định bản án 20 năm đối với tội hiếp dâm và tử hình trong các vụ hiếp dâm cực đoan. Một ủy ban đã được thành lập bởi cựu chánh án của Ấn Độ, J S Verma. Báo cáo của ủy ban đã đề xuất những thất bại từ phía chính phủ và cảnh sát là nguyên nhân của sự gia tăng tội ác đối với phụ nữ. Một quỹ đặc biệt đã được thành lập để giải quyết những tội ác này, nhưng phần lớn vẫn chưa được sử dụng.

Liệu mọi thứ có thay đổi kể từ đó hay không? Luật pháp đã được thực thi nhưng các vụ tấn công tình dục vẫn tiếp tục gia tăng. Cuộc tranh luận tại Nghị viện hôm 5-12 về luật bảo vệ phụ nữ không thu hút bất kỳ thành viên nào của Nghị viện tham dự và tranh luận. Điều này cho thấy sự thiếu quan tâm của các nhà lập pháp trong việc giải quyết vấn đề. Trên thực tế, 2 vụ hiếp dâm ở Unnao mô tả sự thất bại hoàn toàn của hệ thống công lý phân cấp ở Ấn Độ. Cảnh sát coi thường phụ nữ và phụ nữ bị hãm hiếp cũng hiếm khi báo cáo vụ việc. Nếu được báo cáo đi chăng nữa, cảnh sát cũng không có đủ nghiệp vụ để điều tra. Trong vụ hiếp dâm Sengar ở Unnao, cơ quan điều tra liên bang hàng đầu quốc gia không quan taam những chấn thương mà nạn nhân phải gánh chịu.

Nhưng vụ Sengar là chiến thắng hiếm hoi đối với phụ nữ, thậm chí được coi là vụ duy nhất. Ấn Độ là quốc gia phụ nữ thường bị đổ lỗi. Khi họ bị hãm hiếp, họ bị kì thị, chứ không phải là hung thủ. Điều này ăn sâu vào cách nghĩ của xã hội Ấn Độ và tạo ra một hệ thống có lợi về mặt cấu trúc để tấn công phụ nữ. Trọng tâm vẫn là phụ nữ nên thay đổi, chứ không phải là nam giới. Phản hồi của nhà nước sau các vụ việc cũng khó hiểu, nếu không muốn nói là kinh khủng. Chính phủ liên bang đã tung ra một ứng dụng điện thoại di động sau vụ cưỡng hiếp tập thể ở New Delhi năm 2012. Nhưng nó chỉ phục vụ cho một bộ phận nhỏ phụ nữ trong khi nhiều nạn nhân không có điện thoại di động, chứ đừng nói đến việc tiếp cận ứng dụng.

Điều phụ nữ cần là những thay đổi mang tính hệ thống và cấu trúc nhằm giải quyết các vấn đề về chế độ phụ quyền dẫn đến bạo lực tình dục. Trừ khi giải quyết các câu hỏi về quyền lực thông qua chế độ phụ hệ, phụ nữ Ấn Độ sẽ tiếp tục phải chịu đủ loại tấn công bạo lực.

AN BÌNH

Tòa Tối cao Ấn Độ bác yêu cầu ngừng triển khai luật công dân sửa đổi

Ngày 18-12, Tòa án Tối cao Ấn Độ (SCI) đã bác bỏ việc trì hoãn triển khai đạo luật mới, trong đó cho phép trao quyền công dân cho những tộc người thiểu số không theo đạo Hồi từ một số quốc gia láng giềng, bất chấp những cuộc biểu tình bạo lực trên toàn quốc.

SCI khẳng định sẽ xem xét những yêu cầu phản đối đạo luật trên trong phiên tòa ngày 22-1-2020. Những người phản đối cho rằng, đạo luật này vi phạm Hiến pháp thế tục của Ấn Độ. Các cuộc biểu tình chống đạo luật trên đã bùng phát ở bang đông bắc Assam vào tuần trước, sau đó biến thành những hành vi bạo lực và lan sang các trường đại học trên toàn Ấn Độ khi các sinh viên và công chúng đổ ra đường phố với những khẩu hiệu chống chính phủ và cho rằng đạo luật này chống lại đạo Hồi và vi hiến.

T.NGỌC

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_217794_.aspx