Không nghi ngờ gì về việc Ấn Độ cần các hệ thống phòng không tiên tiến, khi nước này có đường biên giới dài và khó phòng thủ với Trung Quốc và Pakistan. Bên cạnh đó là sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc, cùng với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Pakistan, đều là mối đe dọa lớn đối với an ninh của Ấn Độ.
Nhưng quyết định mua tên lửa S-400 của Ấn Độ vào tháng 10/2018 là một sai lầm, ngay cả từ quan điểm chiến lược của chính nước này. Ấn Độ đã trực tiếp thách thức các dự luật trước đó do Mỹ đưa ra, nhằm ngăn cản Nga xuất khẩu vũ khí trên quy mô lớn.
Điều đặc biệt khó hiểu là tại sao Ấn Độ lại mua các hệ thống phòng không mà địch thủ Trung Quốc đã mua? Điều này có thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của S-400 mà Ấn Độ mua, nếu xảy ra khủng hoảng.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng mua hệ thống phòng không S-400, gây ra tranh cãi đáng kể giữa các đồng minh NATO. Không có nghi ngờ gì về việc S-400 hoàn toàn không tương thích với hệ thống phòng không của NATO, điều này khiến lực lượng phòng thủ của NATO ở sườn đông nam của khooisNATO có thể rất mong manh.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong các quốc gia tham gia phát triển và sản xuất các bộ phận và linh kiện cho tiêm kích tàng hình F-35; đồng thời nước này đã đặt hàng mua 100 chiếc chiến đấu cơ loại này, và theo kế hoạch, F-35 sẽ là tương lai của lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng một khi hệ thống radar của F-35 và S-400 thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung, S-400 sẽ có lợi thế rõ ràng trong việc phát hiện F-35, thứ có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ chương trình F-35 vốn đã tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD của Mỹ.
Sau một thời gian dài tranh luận, Tổng thống Mỹ của nhiệm kỳ trước là Donal Trump đã phải miễn cưỡng trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dự án F-35 vào năm 2020 và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này.
Quyết định mua S-400 của Ấn Độ cũng phản ánh sự phụ thuộc lớn của nước này vào Nga trong công nghệ vũ khí và hàng không vũ trụ tiên tiến. Nhiều chuyên gia Ấn Độ vẫn cho rằng, không nên hủy bỏ giao dịch mua S-400, vì Ấn Độ đã ký hợp đồng S-400 trước khi Mỹ ban hành "Đạo luật chống kẻ thù của Mỹ với các biện pháp trừng phạt".
Và một khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ thì sẽ cũng đẩy Ấn Độ sang “vòng tay” Nga. Nhưng cũng không vì những lý do này mà cho rằng, Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ, và điều này sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch của Mỹ, đối với Ấn Độ trong tương lai. Nhưng thậm chí, ngay cả Mỹ hiện nay, vẫn còn mơ hồ về việc liệu nước này có trừng phạt trong tương lai hay không?
Trên thực tế, hướng đi mua vũ khí nước ngoài của Ấn Độ rõ ràng là không rõ ràng. Đại sứ Ấn Độ tại Nga, Bala Venkatesh Warma nói rằng, mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ-Nga đã trải qua những thay đổi cơ bản trong ba năm qua. Và Nga vẫn là đối tác quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ.
Tệ hơn nữa, có nguồn tin cho rằng, ngay cả khi mua S-400, Ấn Độ vẫn đang xem xét mua một hệ thống S-500 tiên tiến hơn mà Nga vừa tiến hành thử nghiệm.
Ấn Độ cũng đã phát đi những tín hiệu trái ngược nhau, có thể là do quan điểm trái ngược giữa các nhóm chính trị trong nước. Nhưng bất kể lý do của Thủ tướng Modi là gì, thì các thành viên khác của “Liên minh bốn quốc gia (bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia)” có đủ lý do để yêu cầu Ấn Độ, trình bày rõ ràng hơn về chiến lược mua sắm quốc phòng trong tương lai của mình.
Trong hoàn cảnh này, việc Mỹ miễn trừ các lệnh trừng phạt đối với việc Ấn Độ mua S-400, chắc chắn sẽ kèm theo các điều kiện và yêu cầu rõ ràng. Mỹ cần xây dựng các điều kiện miễn trừ nhập khẩu, để giảm việc Ấn Độ tiếp tục mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại của Nga.
Trong tương lai, có thể Mỹ thường xuyên tiến hành tham vấn bốn bên về việc đạt được các mục tiêu này; đồng thời tiến hành lập kế hoạch chính trị và quân sự rộng lớn hơn chống lại các mối đe dọa đối với khu vực Ấn Độ- Vùng Thái Bình Dương.
Mỹ không nhất thiết phải đòi Ấn Độ mua tất cả các hệ thống vũ khí tiên tiến trong tương lai từ Mỹ và nhiều nước phương Tây có khả năng đáp ứng nhu cầu vũ khí và thiết bị quân sự của Ấn Độ; điều này sẽ phá vỡ thế độc quyền vũ khí của Nga trên thị trường Ấn Độ.
Mỹ, Nhật Bản, Australia và các quốc gia khác cũng có thể hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, theo mô hình của dự án tàu ngầm hạt nhân AUKUS, nhằm giúp đỡ việc phát triển vũ khí nội địa của Ấn Độ, như đã giúp đỡ với Australia vừa qua.
Mô hình này không chỉ quan trọng đối với quan hệ Ấn Độ - Mỹ, mà còn đối với nhiều quốc gia khác, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ. Để chắc chắn, sự miễn trừ từ Ấn Độ, Mỹ sẽ phải ngay lập tức kích hoạt sự miễn trừ tương tự đối với Thổ Nhĩ Kỳ và những khách hàng tiềm năng khác đối với vũ khí do Nga sản xuất.
Và một quyết định lớn như vậy cũng đòi hỏi Mỹ phải hoạch định một chính sách chiến lược tỉ mỉ hơn, thay vì chỉ miễn trừ cho Ấn Độ.
Bây giờ điều quan trọng là Ấn Độ phải tìm ra một giải pháp mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được; nếu không, hậu quả của sự thất bại sẽ rất nghiêm trọng, không chỉ với liên minh Ấn Độ - Mỹ, mà cả với chiến lược quan hệ với Mỹ của Ấn Độ.
Trước mắt, Ấn Độ cần có một chiến lược chặt chẽ để tránh cản trở sự hợp tác sâu rộng hơn trong “Liên minh 4 quốc gia”, tránh gây nguy hiểm cho các vấn đề tương tác tưởng như bình thường, nhưng rất quan trọng giữa Quân đội Mỹ và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiến Minh