Ấn độ 'trầy da tróc vẩy' nội địa hóa xe tăng chủ lực T-90

Với tham vọng tự làm chủ công nghệ sản xuất xe tăng hiện đại từ Nga, Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều tiền của nhưng kết quả lại đáng thất vọng.

T-90 là dòng xe tăng chủ lực thế hệ thứ ba của Nga và cũng là loại xe tăng chiến đấu chủ lực được nước này bắt đầu đưa vào biên chế từ năm 1993. T-90 là một biến thể hiện đại của T-72B và kết hợp nhiều tính năng được tìm thấy trên T-80U.

T-90 là dòng xe tăng chủ lực thế hệ thứ ba của Nga và cũng là loại xe tăng chiến đấu chủ lực được nước này bắt đầu đưa vào biên chế từ năm 1993. T-90 là một biến thể hiện đại của T-72B và kết hợp nhiều tính năng được tìm thấy trên T-80U.

Ban đầu xe được đặt tên là T-72BU, nhưng sau đó được đổi tên thành T-90, đây là loại xe tăng tiên tiến được biên chế cho các đơn vị chiến đấu chủ lực thuộc lực lượng mặt đất và Hải quân đánh bộ của Nga.

Ban đầu xe được đặt tên là T-72BU, nhưng sau đó được đổi tên thành T-90, đây là loại xe tăng tiên tiến được biên chế cho các đơn vị chiến đấu chủ lực thuộc lực lượng mặt đất và Hải quân đánh bộ của Nga.

Xe tăng chủ lực T-90 được trang bị pháo chính 2A46 nòng trơn có cỡ nòng 125 mm, ngoài ra xe còn được lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45T, sử dụng động cơ nâng cấp và thiết bị ngắm nhiệt cho pháo thủ.

Xe tăng chủ lực T-90 được trang bị pháo chính 2A46 nòng trơn có cỡ nòng 125 mm, ngoài ra xe còn được lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45T, sử dụng động cơ nâng cấp và thiết bị ngắm nhiệt cho pháo thủ.

Các biện pháp bảo vệ tiêu chuẩn cho T-90 bao gồm sự pha trộn giữa thép và áo giáp composite, máy phóng lựu đạn khói, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và hệ thống gây nhiễu các loại đạn ATGM hồng ngoại Shtora.

Các biện pháp bảo vệ tiêu chuẩn cho T-90 bao gồm sự pha trộn giữa thép và áo giáp composite, máy phóng lựu đạn khói, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và hệ thống gây nhiễu các loại đạn ATGM hồng ngoại Shtora.

T-90 rất thành công trong xuất khẩu và Ấn Độ là khách hàng lớn nhất. Năm 2001, Ấn Độ mua 310 xe tăng T-90S từ Nga, trong đó 124 xe đã được chuyển giao hoàn chỉnh và 186 xe được lắp ráp từ các bộ thiết bị được giao trong các giai đoạn hoàn thiện khác nhau, với mục đích là nhằm chuyển dịch công nghệ sản xuất T-90 cho Ấn Độ.

T-90 rất thành công trong xuất khẩu và Ấn Độ là khách hàng lớn nhất. Năm 2001, Ấn Độ mua 310 xe tăng T-90S từ Nga, trong đó 124 xe đã được chuyển giao hoàn chỉnh và 186 xe được lắp ráp từ các bộ thiết bị được giao trong các giai đoạn hoàn thiện khác nhau, với mục đích là nhằm chuyển dịch công nghệ sản xuất T-90 cho Ấn Độ.

T-90 được chọn vì đây là dòng xe tăng được phát triển trực tiếp từ dòng tăng T-72, loại xe tăng mà Ấn Độ đã có thể sản xuất với 60% các bộ phận tương đồng với T-90, giúp đơn giản hóa việc huấn luyện và bảo dưỡng.

T-90 được chọn vì đây là dòng xe tăng được phát triển trực tiếp từ dòng tăng T-72, loại xe tăng mà Ấn Độ đã có thể sản xuất với 60% các bộ phận tương đồng với T-90, giúp đơn giản hóa việc huấn luyện và bảo dưỡng.

Bên cạnh đó, Ấn Độ chọn mua T-90 cũng để đối phó với sự chậm trễ trong việc sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun đang phát triển trong nước và để chống lại việc Pakistan triển khai xe tăng T-80 do Ukraine sản xuất trong giai đoạn 1995–97.

Bên cạnh đó, Ấn Độ chọn mua T-90 cũng để đối phó với sự chậm trễ trong việc sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun đang phát triển trong nước và để chống lại việc Pakistan triển khai xe tăng T-80 do Ukraine sản xuất trong giai đoạn 1995–97.

Một hợp đồng tiếp theo, trị giá 800 triệu đô la, được ký vào ngày 26/10/2006 cho 330 chiếc xe tăng T-90S "Bhishma" khác do Nhà máy Xe hạng nặng ở Avadi, Tamil Nadu, Ấn Độ sản xuất.

Một hợp đồng tiếp theo, trị giá 800 triệu đô la, được ký vào ngày 26/10/2006 cho 330 chiếc xe tăng T-90S "Bhishma" khác do Nhà máy Xe hạng nặng ở Avadi, Tamil Nadu, Ấn Độ sản xuất.

T-90S Bhishma (được đặt theo tên của chiến binh hộ mệnh của Ấn Độ) là một phương tiện được thiết kế riêng cho quân đội nước này, cải tiến dựa trên T-90S và được phát triển với sự hỗ trợ của Nga và Pháp.

T-90S Bhishma (được đặt theo tên của chiến binh hộ mệnh của Ấn Độ) là một phương tiện được thiết kế riêng cho quân đội nước này, cải tiến dựa trên T-90S và được phát triển với sự hỗ trợ của Nga và Pháp.

Với tham vọng nội địa hóa dòng xe tăng T-90 của Nga, Ấn Độ đã tích cực trang bị cho xe tăng của mình những công nghệ mới như kính ngắm tầm nhiệt Catherine-FC do Thales chế tạo của Pháp và sử dụng các tấm bọc thép phản ứng nổ Kontakt-5 K-5 của Nga.

Với tham vọng nội địa hóa dòng xe tăng T-90 của Nga, Ấn Độ đã tích cực trang bị cho xe tăng của mình những công nghệ mới như kính ngắm tầm nhiệt Catherine-FC do Thales chế tạo của Pháp và sử dụng các tấm bọc thép phản ứng nổ Kontakt-5 K-5 của Nga.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực về mặt thời gian và tài chính của quân đội Ấn Độ, có nhiều tài liệu của nước này đã kê khai chi tiết về sự “lận đận” trong quá trình nội địa hóa T-90S của họ, trong đó có một vài điểm đáng chú ý.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực về mặt thời gian và tài chính của quân đội Ấn Độ, có nhiều tài liệu của nước này đã kê khai chi tiết về sự “lận đận” trong quá trình nội địa hóa T-90S của họ, trong đó có một vài điểm đáng chú ý.

Để thiết kế giáp cho xe tăng, Ấn Độ phải nhập khẩu thép từ Nga và Ba Lan, ngoài ra nước này cũng phải mua giáp sợi thủy tinh từ Ba Lan. Đáng nói, đây lại là giáp sợi thủy tinh là giáp của T-72M1 và PT-91, không phải của T-90S.

Để thiết kế giáp cho xe tăng, Ấn Độ phải nhập khẩu thép từ Nga và Ba Lan, ngoài ra nước này cũng phải mua giáp sợi thủy tinh từ Ba Lan. Đáng nói, đây lại là giáp sợi thủy tinh là giáp của T-72M1 và PT-91, không phải của T-90S.

Các thành phần khác của xe tăng như xích, cao su được Ấn Độ tự thiết kế và sản xuất nhưng chất lượng quá kém nên vẫn phải nhập khẩu chủ yếu từ Nga. Ngoài ra, Ấn Độ cũng quyết định là mua các máy thông tin liên lạc VHF dòng Tadiran của Elbit để lắp lên xe nội địa của mình để thay cho đài R-168 của Nga.

Các thành phần khác của xe tăng như xích, cao su được Ấn Độ tự thiết kế và sản xuất nhưng chất lượng quá kém nên vẫn phải nhập khẩu chủ yếu từ Nga. Ngoài ra, Ấn Độ cũng quyết định là mua các máy thông tin liên lạc VHF dòng Tadiran của Elbit để lắp lên xe nội địa của mình để thay cho đài R-168 của Nga.

Nga cũng không cung cấp thành phần hóa học để sản xuất nòng pháo chính của xe tăng, nên Ấn Độ phải tự mày mò dựa trên nòng pháo nhập về và thất bại trong việc sao chép nòng pháo của T-90S, vì vậy giới quân sự Ấn Độ cũng phải “tự nhủ” rằng nòng T-90S chắc cũng không khác gì nòng T-72M1.

Nga cũng không cung cấp thành phần hóa học để sản xuất nòng pháo chính của xe tăng, nên Ấn Độ phải tự mày mò dựa trên nòng pháo nhập về và thất bại trong việc sao chép nòng pháo của T-90S, vì vậy giới quân sự Ấn Độ cũng phải “tự nhủ” rằng nòng T-90S chắc cũng không khác gì nòng T-72M1.

Đây là một trong những ví dụ rất thú vị về việc nhiều tiền nhưng đầu tư không đúng cách. Sản xuất quốc phòng chỉ là một bộ phận của sản xuất nói chung, khi nền tảng công nghệ trong nước còn yếu kém, việc mua dây chuyền công nghệ cao về chỉ góp phần tạo ra gánh nặng cho đất nước. Nguồn ảnh: Foxt.

Đây là một trong những ví dụ rất thú vị về việc nhiều tiền nhưng đầu tư không đúng cách. Sản xuất quốc phòng chỉ là một bộ phận của sản xuất nói chung, khi nền tảng công nghệ trong nước còn yếu kém, việc mua dây chuyền công nghệ cao về chỉ góp phần tạo ra gánh nặng cho đất nước. Nguồn ảnh: Foxt.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/an-do-tray-da-troc-vay-noi-dia-hoa-xe-tang-chu-luc-t-90-1630009.html