An Giang ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh Chikungunya: Bệnh này khác gì với bệnh sốt xuất huyết?

Sau khi Campuchia cảnh báo dịch sốt Chikungunya bùng phát với hơn 1.000 ca nhiễm thì mới đây, tại An Giang đã ghi nhận 2 ca dương tính với bệnh Chikungunya. Dịch sốt Chikungunya do muỗi Aedes truyền cho người, có triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt xuất huyết.

Nội dung:

1. Dịch sốt Chikungunya là bệnh gì?
2. Hướng dẫn phân biệt sốt Chikungunya và sốt xuất huyết
3. Đã có vaccine phòng bệnh sốt Chikungunya chưa?

Theo thông báo của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang có 2 ca dương tính với bệnh Chikungunya là một bé trai 5 tuổi và thiếu niên 13 tuổi, cùng ngụ ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hiện cả 2 ca dương tính với bệnh Chikungunya tại huyện An Phú, tỉnh An Giang sức có khỏe ổn định, không nguy hiểm đến tính mạng.

Để xử lý triệt để khu vực ghi nhận 2 ca dương tính với bệnh Chikungunya tại ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, lực lượng chức năng huyện An Phú đã tiến hành vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng và tăng cường giám sát các ca bệnh có sốt với triệu chứng giống sốt xuất huyết để lấy mẫu xét nghiệm.

1. Dịch sốt Chikungunya là bệnh gì?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, dịch sốt Chikungunya là một bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền sang người qua muỗi trung gian là muỗi Aedes bị nhiễm bệnh, nhất là muỗi A. aegypti và ở mức độ thấp hơn là muỗi A. albopictus.

Muỗi Aedes bị nhiễm bệnh là vật trung gian lây bệnh từ người sang người (Ảnh: Internet)

Muỗi Aedes bị nhiễm bệnh là vật trung gian lây bệnh từ người sang người (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu phổ biến của bệnh Chikungunya là bị sốt kèm theo đau khớp nghiêm trọng hoặc đau cơ, bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Một số còn bị phát ban. Chsinh vì vậy mà dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh sốt xuất huyết và sốt Zika.

Bên cạnh đó, với người có những tiền sử sức khỏe như bệnh tim mạch thường sẽ có triệu chứng nặng hơn, hoặc người già trên 65 tuổi hay trẻ sơ sinh. Trước đây, đã từng ghi nhận tỷ lệ tử vong do bệnh là 1/1000 ca mắc.

2. Hướng dẫn phân biệt sốt Chikungunya và sốt xuất huyết

Ngoài ra, xét về mức độ nguy hiểm của bệnh thì bệnh sốt xuất huyết được đánh giá là nguy hiểm hơn so với sốt Chikungunya do bệnh sốt xuất huyết có tỷ lệ các ca nhập viện và tử vong cao hơn.

- Sốt xuất huyết gây ra rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu từ đó ảnh hưởng tới các chức năng về gan và thận của người mắc.

>> Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

- Sốt Chikungunya thì bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 tuần sau đó sẽ tự hồi phục hoặc có thể lâu hơn. Tuy vậy, đa phần bệnh nhân không bị biến chứng nặng. Mặc dù cố ca bị biến chứng viêm khớp có thời gian hồi phục tới một năm.

3. Đã có vaccine phòng bệnh sốt Chikungunya chưa?

HIện tại thì chưa có vaccine phòng bệnh sốt Chikungunya. Do đó mà việc phòng bệnh chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi, khử khuẩn môi trường sống và làm việc sạch sẽ, không cho muỗi có cơ hội phát triển.

Người dân cần nâng cao ý thức phòng dịch Chikungunya

Bác sĩ Phan Vân Điền Phương, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết: Bệnh Chikungunya có triệu chứng như bệnh sốt xuất huyết, cũng có sốt cao đột ngột, đau cơ, nhức mình, nổi ban… làm cho người dân rất dễ hiểu lầm vì sốt xuất huyết. Tuy nhiên, bệnh Chikungunya so với sốt xuất huyết tỷ lệ tử vong rất thấp; sốt xuất huyết tỷ lệ tử vong từ 1 - 5%, với bệnh Chikungunya tỷ lệ chỉ có 1/1.000.

Theo bác sĩ Phan Vân Điền Phương, bệnh Chikungunya diễn biến tương đối nhẹ, ít khi cần nhập viện, bệnh thường tự khỏi, sau khi khỏi bệnh, thời gian miễn nhiễm là rất lâu. Tuy nhiên, người dân cần nâng cao ý thức trong phòng ngừa bệnh này để tránh lây lan ra diện rộng.

Phun hóa chất diệt muỗi tại nhà có độc không?

Kim Phụng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/an-giang-ghi-nhan-2-truong-hop-mac-benh-chikungunya-benh-nay-khac-gi-voi-benh-sot-xuat-huyet-412020211217271156.htm