Ăn sáng trước 8:30 giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người ăn bữa đầu tiên trước 8:30 sáng, có mức độ kháng insulin thấp hơn, bất kể họ có nhịn ăn hay không.
Ăn sáng trước 8:30 giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu được trình bày tại ENDO 2021, cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nội tiết, Hoa Kỳ cho thấy, những người bắt đầu ăn sáng trước 8:30 có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn, điều này có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Marriam Ali, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Northwestern ở Chicago cho biết: “Những người ăn sáng sớm hơn trong ngày có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn.”
Kháng insulin xảy ra khi cơ thể không đáp ứng tốt với insulin mà tuyến tụy sản xuất và glucose ít có khả năng đi vào tế bào. Những người bị kháng insulin có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Dữ liệu từ 10.575 người Mỹ trưởng thành từ một cuộc khảo sát quốc gia về sức khỏe và dinh dưỡng đã phân tích để xem liệu có sự giống nhau giữa thời gian ăn và mức đường huyết và insulin hay không.
Người ta phát hiện ra rằng nhịn ăn không liên tục hoặc ăn trong khoảng thời gian hạn chế từ 10 giờ trở xuống có liên quan đến tình trạng kháng insulin cao hơn. Điều này có nghĩa là những người nhịn ăn ít phản ứng hơn với insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, người ta phát hiện ra rằng những người ăn bữa đầu tiên trước 8:30 sáng, có mức độ kháng insulin thấp hơn, bất kể họ có nhịn ăn hay không.
Mặc dù nhịn ăn dường như không quan trọng đối với lượng đường trong máu, nhưng một bữa sáng sớm lại có tác dụng. Những người ăn sáng lúc 8:30 sáng có lượng đường trong máu thấp hơn, cho thấy bữa ăn sáng có nhiều lợi ích trao đổi chất hơn về tổng thể.
Gợi ý bữa sáng cho người tiểu đường
Một vài gợi ý cho bữa sáng vừa ngon miệng, bổ dưỡng mà bạn không thể bỏ qua gồm:
Trứng chiên ăn cùng bánh mì nguyên cám
Bánh mì nguyên cám ăn cùng trứng chiên qua dầu ô liu là một gợi ý khác đối với bữa sáng dành cho người tiểu đường. Món ngon này vừa giàu protein mà chẳng tiêu tốn quá nhiều thời gian để thực hiện. Nếu muốn có vị béo, bạn hãy ăn kèm với nửa quả bơ nhé.
Salad trộn cùng ức gà luộc
Sự biến tấu giữa các loại rau củ quả kết hợp với ức gà luộc sẽ là gợi ý cho bữa sáng ngon miệng, đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho bạn.
Yến mạch và trái cây tươi
Bắt đầu ngày mới bằng một bát bột yến mạch cho thêm trái cây tươi là lựa chọn khá thú vị. Bạn có thể biến tấu bằng cách bỏ thêm các loại hạt (hạt chia, hạt mè, hạt lanh…) hoặc hạt từ quả hạch (hạt dẻ cười, hạt óc chó, hạt hạnh nhân). Điều thú vị là để có món ăn đảm bảo no bụng và ngon miệng này, bạn chẳng phải tốn công vào bếp. Bên cạnh đó, việc cho thêm một chút bột quế sẽ giúp tạo mùi thơm đồng thời hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu.
Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp ăn kèm với trái cây tươi không những vừa thân thiện đối với chỉ số đường huyết mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh tiểu đường hay người chăm sóc đã phần nào có được những thông tin hữu ích trong việc chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn cho bữa sáng của người tiểu đường để kiểm soát đường huyết hiệu quả.