Ẩn số về mền văn minh đất sét nung ở Ấn Độ 4.000 năm trước

Sử sách đã ghi nhận sự phát triển cao của nền văn minh Harappa... Nhưng nền văn minh này đã biến mất một cách đột ngột và cho đến nay nguyên nhân vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Harappa là tên gọi của một nền văn minh đặc sắc thời cổ đại nằm trong tổng thể các nền văn minh Sông Ấn, hưng thịnh vào khoảng thời gian từ năm 2.800 đến năm 1.800 TCN, được biết đến qua những công trình bằng đất sét nung tồn tại đến ngày nay.

Harappa là tên gọi của một nền văn minh đặc sắc thời cổ đại nằm trong tổng thể các nền văn minh Sông Ấn, hưng thịnh vào khoảng thời gian từ năm 2.800 đến năm 1.800 TCN, được biết đến qua những công trình bằng đất sét nung tồn tại đến ngày nay.

Sử sách đã ghi nhận sự phát triển cao của nền văn minh Harappa trên phương diện sự phát triển kinh tế, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật, chữ viết... Nhưng nền văn minh này đã biến mất một cách đột ngột và cho đến nay nguyên nhân vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Sử sách đã ghi nhận sự phát triển cao của nền văn minh Harappa trên phương diện sự phát triển kinh tế, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật, chữ viết... Nhưng nền văn minh này đã biến mất một cách đột ngột và cho đến nay nguyên nhân vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Có nhiều giả thuyết về sự biến mất của văn minh Harappa. Giả thuyết phổ biến nhất là vùng đất của người Harappa đã bị người người du mục Aryan xuất hiện và đánh chiếm, khiến họ phải trôi dạt đi các nơi và hòa tan vào các tộc người khác.

Có nhiều giả thuyết về sự biến mất của văn minh Harappa. Giả thuyết phổ biến nhất là vùng đất của người Harappa đã bị người người du mục Aryan xuất hiện và đánh chiếm, khiến họ phải trôi dạt đi các nơi và hòa tan vào các tộc người khác.

Giả thuyết thứ hai là về những biến đổi khí hậu. Theo đó, vào khoảng 1.800 TCN, khí hậu trong lưu vực sông Ấn thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn, sông ngòi trở nên khô cạn và đổi dòng, nông nghiệp không thể phát triển, dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh Harappa.

Giả thuyết thứ hai là về những biến đổi khí hậu. Theo đó, vào khoảng 1.800 TCN, khí hậu trong lưu vực sông Ấn thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn, sông ngòi trở nên khô cạn và đổi dòng, nông nghiệp không thể phát triển, dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh Harappa.

Một công trình nghiên cứu của GS địa lý học người Israel Amos Nur (Đại học Hebrew của Jerusalem) cho thấy đã nhận thấy có những trận động đất thảm khốc đổ ở vùng ven biển gần biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan giai đoạn văn minh Harappa.

Một công trình nghiên cứu của GS địa lý học người Israel Amos Nur (Đại học Hebrew của Jerusalem) cho thấy đã nhận thấy có những trận động đất thảm khốc đổ ở vùng ven biển gần biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan giai đoạn văn minh Harappa.

Theo giả thuyết của họ, một hoặc nhiều chấn động lớn có thể đã làm vỏ trái đất di chuyển, kéo theo việc chặn dòng chảy của một con sông lớn trong vùng. Nền sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, các trận lụt nghiêm trọng xảy ra và cuối cùng vùi lấp các thành phố dưới bùn lầy.

Theo giả thuyết của họ, một hoặc nhiều chấn động lớn có thể đã làm vỏ trái đất di chuyển, kéo theo việc chặn dòng chảy của một con sông lớn trong vùng. Nền sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, các trận lụt nghiêm trọng xảy ra và cuối cùng vùi lấp các thành phố dưới bùn lầy.

Các thuyết khác cho rằng sự suy tàn của nền văn minh sông Ấn có liên quan đến việc vương quốc người Sumer chấm dứt và các quan hệ buôn bán với vương quốc này đã không còn nữa, hay xung đột quân sự và bệnh tật đã chấm dứt nền văn minh này.

Các thuyết khác cho rằng sự suy tàn của nền văn minh sông Ấn có liên quan đến việc vương quốc người Sumer chấm dứt và các quan hệ buôn bán với vương quốc này đã không còn nữa, hay xung đột quân sự và bệnh tật đã chấm dứt nền văn minh này.

Ngày nay, những gì còn lại của văn minh Harappa là dấu tích của một thành phố với hệ thống nhà cửa làm bằng đất sét nung dọc theo dòng chảy sông Ravi của ở bang Punjab, Pakistan. Địa điểm này đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2013.

Ngày nay, những gì còn lại của văn minh Harappa là dấu tích của một thành phố với hệ thống nhà cửa làm bằng đất sét nung dọc theo dòng chảy sông Ravi của ở bang Punjab, Pakistan. Địa điểm này đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2013.

Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/an-so-ve-men-van-minh-dat-set-nung-o-an-do-4000-nam-truoc-1402644.html