An toàn lao động tại các tổ hợp may cần được quan tâm quản lý

Nhiều nhà máy, các xưởng may mặc được xây dựng nằm xen lẫn trong khu dân cư là một hướng đi mới nhằm tận dụng được nguồn lao động tại chỗ của nhiều doanh nghiệp. Với sự ra đời của hàng trăm nhà máy, tổ hợp may ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh thời gian qua đã góp phần đáng kể trong công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, làm thế nào để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn rất cần được quan tâm, quản lý chặt chẽ hơn.

Nhiều lao động chưa có thói quen sử dụng khẩu trang trong quá trình làm việc.

Cơ hội cho lao động nông thôn

Công ty cổ phần May xuất khẩu HưngThịnh nằm trên địa bàn xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan hoạt động từ năm 2017 chuyênsản xuất hàng may xuất khẩu đi các nước châu Âu, châu Mỹ. Mỗi tháng, bình quânCông ty xuất khẩu trên 5 nghìn sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho gần 200công nhân, với mức lương trung bình 6 triệu đồng/người/tháng.

Đặc biệt, Công tyđã tiếp nhận khá nhiều lao động ngoài tuổi 35- độ tuổi khó xin việc vào làm tạicác doanh nghiệp lớn. Chị Phạm Thị Phương, một lao động địa phương đang làmviệc tại công ty, từng có nhiều năm đi làm công nhân cho một công ty may mặc ởphía Nam.

Khi địa phương thu hút doanh nghiệp may mặc về đầu tư mở xưởng, chịPhương về quê và được tiếp nhận vào làm việc với mức lương xứng đáng với taynghề của chị. Chị Phương chia sẻ, đối với người phụ nữ, được đi làm gần nhà làđiều ai cũng mong ước, vì vừa có thu nhập, vừa có thể chăm lo cho gia đình,nhất là khi con cái đang tuổi ăn học.

Từ một người chỉ biết làm nghề nông,nay, chị Nguyễn Thị Đoan, xã Văn Phú (Nho Quan) đã là công nhân của một tổ hợpmay đứng chân trên địa bàn với mức lương trên 5 triệu đồng/tháng. Không phải đixa nhà, nên ngoài giờ làm ở xưởng may, chị Đoan vẫn đảm đương việc cày cấy 8sào ruộng để đảm bảo lương thực cho gia đình và còn dành để chăn nuôi. ở xưởngmay của chị Đoan, không ai phải bỏ ruộng để làm công nhân. Những lúc thời vụ,Công ty tạo điều kiện để công nhân nghỉ luân phiên gieo cấy, thu hoạch lúa.

Hơnnữa, có lương ổn định, người lao động sẵn sàng bỏ tiền để thuê người phụ nênviệc cày cấy hoặc thu hoạch lúa được hoàn thành nhanh chóng. “Chúng tôi đã đượcdoanh nghiệp trực tiếp dạy nghề theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Vừa học vừa làm,người lao động có thể có thu nhập dựa vào số sản phẩm làm ra. Chỉ trong mộtthời gian ngắn, đa số chúng tôi đã thạo nghề và tăng thu nhập cho gia đình.Trước đây, để kiếm được khoản tiền này, chúng tôi phải lăn lộn đi làm thuê ởkhắp nơi”- chị Đoan chia sẻ.

Ông Đinh Văn Thoại, Phó Chủ tịch UBNDxã Văn Phú cho biết, hiện nay toàn xã có trên 6.000 nhân khẩu, trong đó, trên3.000 người trong độ tuổi lao động. Số lao động làm nông nghiệp chiếm trên 90%.Trước đây, xã đã tổ chức đưa một số nghề thủ công vào địa bàn song duy trì đượcrất ít vì ngày công lao động thấp. Để tìm kiếm việc làm, nhiều lao động phải đilàm ăn xa.

Đối với lao động nữ, giải pháp được lựa chọn là đi làm ở các KCNvùng lân cận, tuy nhiên do điều kiện đi lại xa xôi nên nhiều lao động bỏ dở. Vìvậy, với việc thành lập các công ty nhỏ, các tổ hợp may tại địa phương được xemlà giải pháp hữu hiệu, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Mặtkhác, khi đặt xưởng may tại địa phương, doanh nghiệp cũng tận dụng được nguồnlao động trẻ, dồi dào. Hiện nay, trên địa bàn xã Văn Phú có Công ty may Văn Phúvà 3 tổ hợp may đang hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho trên 1.000 lao độngđịa phương.

Cần đảm bảo an toàn trong lao động

Theo ông Lê Văn Trụ, Trưởng Khoa Bệnhnghề nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, nghề may thuộc lĩnhvực công nghiệp nhẹ. Công việc không vất vả nhưng thường xuyên phải ngồi hoặcđứng quá lâu nên rất dễ mắc những bệnh lý.

Ngoài ra, trong quá trình làm, côngnhân cũng thường xuyên tiếp xúc với bụi vải may, bông. Trong khi đó, người laođộng không trang bị khẩu trang phù hợp nên hay mắc bệnh về đường hô hấp. Khimắc bệnh này, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính, ảnh hưởngxấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người lao động. Thêm vào đó, côngnhân cũng dễ mắc bệnh về mắt nếu môi trường làm việc không đảm bảo về ánh sáng.

Phần lớn, các bệnh lý mà công nhânngành may mắc phải đều không nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định.Đó là những bệnh thông thường mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, nhất là khituổi càng cao. Tuy nhiên, đối với công nhân ngành may, do đặc thù công việc thìthời gian diễn biến của bệnh nhanh và trầm trọng hơn, tỷ lệ mắc cũng cao hơn.

Để giúp người lao động hạn chế tình trạng bệnh tật thì doanh nghiệp đóng vaitrò quan trọng. Trong khi đó, trên thực tế, để tiết kiệm chi phí sản xuất,nhiều chủ doanh nghiệp hạn chế đầu tư kinh phí cải thiện điều kiện làm việckhiến nhà xưởng chật hẹp, nóng bức, gia tăng nồng độ bụi và tiếng ồn. Đây đêùlà những nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Công tyMay xuất khẩu Hưng Thịnh, xã Quỳnh Lưu (huyện Nho Quan) thẳng thắn thừa nhận,mặc dù Công ty đã có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng sống cho người lao động,tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thìđơn vị chưa thực hiện được. Thậm chí, cũng chưa bố trí được nhân viên y tế đểkịp thời chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Không chỉ nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp,các công ty nhỏ, các xưởng may còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn về cháy nổ. Hâùhết, các xưởng may nhỏ gần như giống nhau về kiến trúc. Đó là những ngôi nhàcấp 4, trần nhà được cách nhiệt bằng các tấm xốp, dưới sàn bày la liệt sảnphẩm, vật liệu dễ cháy như vải, nilong, xốp…Trong khi đó, do mặt bằng nhà xưởngnhỏ, chỉ đủ diện tích để công nhân sản xuất, còn kho chứa hàng lưu trữ nguyênliệu, thành phẩm đóng gói không có, Công ty phải đi thuê nhà dân nên tiềm ẩnnguy có thể xảy ra cháy nổ.

Đại tá Đặng Văn Linh, Trưởng Phòng Cảnhsát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh cho biết, các vậtliệu trong may mặc là những vật liệu rất dễ cháy. Trong khi đó, qua kiểm trathực tế cho thấy, đối với các cơ sở may lớn, thì hầu hết đã được cơ quan chuyênmôn nghiệm thu đề án, thiết kế về PCCC trước khi đi vào hoạt động. Đối vơínhững cơ sở may nhỏ lẻ thì việc đảm bảo an toàn trong PCCC thì khó khăn hơnnhiều do mặt bằng chật hẹp, việc sắp xếp hàng hóa lấn chiếm các lối thoát nạn;chưa đầu tư xây dựng hệ thống báo cháy…

Trong khi đó, đường giao thông ở các cơsở may không thuận lợi, ở xa nguồn nước… nên khi xảy ra cháy rất khó khăn choviệc cứu cháy. Với phương châm “phòng hơn chống”, trong thời gian qua, chúngtôi đã thực hiện nhiều đợt tuyên truyền, cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng và tổchức huấn luyện thực hành chữa cháy cho công nhân của hàng trăm cơ sở may mặctrên địa bàn. Đồng thời, cơ quan chuyên môn cũng kiên quyết xử phạt các cơ sởcố tình vi phạm quy định về PCCC theo đúng quy định của pháp luật.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/an-toan-lao-dong-tai-cac-to-hup-may-can-duuc-quan-tam-quan-ly-20190912080757453p0c2.htm