Ăn uống hợp lý và tập thể dục để giảm nguy cơ ung thư

Các yếu tố nguy cơ chính của ung thư bàng quang là hút thuốc lá và phơi nhiễm với một số hóa chất công nghiệp nhất định. Một số nghiên cứu đưa ra lời khuyên uống nhiều nước quả và ăn nhiều rau hơn sẽ làm giảm nguy cơ gây ung thư bàng quang.

1. Ung thư bàng quang

Các yếu tố nguy cơ chính của ung thư bàng quang là hút thuốc lá và phơi nhiễm với một số hóa chất công nghiệp nhất định. Một số nghiên cứu đưa ra lời khuyên uống nhiều nước quả và ăn nhiều rau hơn sẽ làm giảm nguy cơ gây ung thư bàng quang.

2. Ung thư não

Chưa có bằng chứng chứng tỏ mối tương quan giữa các yếu tố dinh dưỡng và ung thư não

3. Ung thư vú

- Nguy cơ ung thư vú tăng lên do một số các yếu tố mà không dễ thay đổi như:

- Có kinh nguyệt trước tuổi 12

- Không có con hoặc có con đầu tiên sau tuổi 30

- Mãn kinh muộn

- Gia đình có tiền sử ung thư vú

- Có những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tăng cân nhiều lúc còn trẻ có tương quan với nguy cơ cao mắc ung thư vú sau khi mãn kinh. Rượu cũng là chất làm tăng nguy cơ gây ung thư vú đặc biệt đối với những phụ nữ mà lượng folate khẩu phần thấp (xem phụ lục).

Hoạt động thể chất ở mức độ trung bình và cao làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú mặc dù các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng tác động này có thể là rất nhỏ.

Lời khuyên tốt nhất cho việc giảm nguy cơ ung thư vú là:

Khuyến khích các hoạt động thể chất từ 45 đến 60 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
Hạn chế tăng cân trong suốt cuộc đời bằng cách hạn chế lượng calo ăn vào và tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày
Tránh và hạn chế sử dụng bia/rượu

4. Ung thư đại tràng

Nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao ở những người có họ hàng cũng bị ung thư đại tràng. Nguy cơ tăng ở những người hút thuốc lâu ngày và uống rượu. Nguy cơ mắc có thể giảm bằng cách sử dụng aspirin, các chất không steroid và các thuốc chống viêm khớp cũng như các hormone thay thế trong điều trị sau mãn kinh. Tuy nhiên các thuốc này cũng như các hormone thay thế này không được khuyến cáo để sử dụng phòng chống ung thư đại trực tràng vì các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Một số nghiên cứu chỉ ra những người thường xuyên hoạt động thể chất có nguy cơ mắc ung thư đại tràng thấp hơn. Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng ở cả nam và nữ nhưng nguy cơ này dường như cao hơn ở nam. Chế độ ăn rau và quả thường làm giảm nguy cơ mắc trong khi ăn nhiều thịt đặc biệt là thịt đỏ các loại làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Một số các nghiên cứu chỉ ra canxi, vitamin D hoặc kết hợp cả hai giúp chống lại ung thư đại trực tràng. Nếu lượng canxi tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư tiền liệt tuyến. Một số nghiên cứu khuyên nam giới nên hạn chế lượng canxi tiêu thụ hàng ngày dưới 1,500 mg/ngày.

Những lời khuyên làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bao gồm:

Tăng cường độ và thời gian luyện tập thể lực
Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt đã chế biến
Tiêu thụ vừa đủ hàm lượng canxi.
Ăn nhiều rau và quả
Tránh không bị béo phì
Tránh uống nhiều rượu

Ngoài ra, ở một số quốc gia Hội ung thư còn đưa ra hướng dẫn sàng lọc ung thư đại trực tràng định kỳ để xác định và loại bỏ các polyp để phòng tránh ung thư đại trực tràng.

5. Ung thư nội mạc tử cung

Các nguy cơ chính của ung thư nội mạc tử cung liên quan tới các yếu tố như sau:

Điều trị estrogen sau mãn kinh
Sử dụng một số thuốc tránh thai
Hội chứng buồng trứng có vách
Béo phì

Có nhiều bằng chứng chứng tỏ mối tương quan giữa béo phì và ung thư nội mạc tử cung. Các nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ mắc ung thư này giảm đi khi tăng hoạt động thể lực. Rau và các chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ còn các loại thịt đỏ, thức ăn có chất béo và những chất béo động vật có khả năng làm tăng nguy cơ. Mối tương quan giữa ung thư và cân nặng là kết quả của việc tăng estrogen thường xuất hiện ở phụ nữ bị thừa cân sau thời kỳ mãn kinh.

Vào thời điểm này, những lời khuyên tốt nhất nhằm giảm nguy cơ mắc ung thư là duy trì cân nặng hợp lý qua chế độ ăn và thường xuyên hoạt động thể lực. Nên ăn những thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau, quả.

6. Ung thư thận

Nguyên nhân của ung thư thận chưa rõ ràng, nhưng các nguy cơ được biết tới nhiều nhất là béo phì và hút thuốc. Các nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa những chế độ ăn đặc biệt với ung thư thận không cho kết quả rõ ràng.

Những lời khuyên tốt nhất để giảm nguy cơ của ung thư thận là duy trì một cân nặng khỏe mạnh và tránh sử dụng thuốc lá.

7. Ung thư máu

Không có bằng chứng chứng tỏ các yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng có liên quan tới ung thư máu

8. Ung thư phổi

Trên 85% người bị ung thư phổi có mối liên quan tới hút thuốc lá và 10% đến 14% có mối liên quan với việc tiếp xúc với radon (một nguyên tố hóa học, khí phóng xạ sinh ra do sự phân giải của radium). Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra nguy cơ bị mắc ung thư phổi giảm ở cả những người có hút thuốc và không hút thuốc nếu họ ăn ít nhất 300g rau và quả hàng ngày. Mặc dù ăn uống hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi nhưng các nguy cơ từ hút thuốc vẫn ở mức cao. Sử dụng beta-carotene và/hoặc vitamin liều cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người có hút thuốc.

Lời khuyên tốt nhất cho việc giảm nguy cơ ung thư phổi là tránh sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với radon. Ăn ít nhất 300gam rau và quả hàng ngày.

9. Ung thư miệng, họng, thực quản

Hút thuốc (bao gồm thuốc lá, nhai thuốc lào) và uống rượu, đặc biệt kết hợp cả hút thuốc và uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, hầu, họng và thực quản. Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đoạn dưới thực quản và chỗ nối giữa thực quản và dạ dày. Có một số bằng chứng cho thấy ăn những thức ăn nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư họng và ung thư thực quản. Ăn nhiều rau và quả có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư họng và ung thư thực quản.

Những lời khuyên tốt nhất cho việc giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này gồm:

Tránh hút thuốc các loại
Hạn chế lượng rượu các loại
Tránh bị béo phì
Ăn ít nhất 300 gam rau và quả mỗi ngày

10. Ung thư buồng trứng

Nguyên nhân của ung thư buồng trứng chưa được xác định rõ ràng. Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ, nhưng chỉ dưới 10% ung thư buồng trứng là do di truyền. Chưa có các nghiên cứu chứng minh mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng với ung thư buồng trứng - các nghiên cứu về rau, quả và thức ăn hàng ngày không thấy có mối tương quan rõ rệt. Uống rượu ở mức độ vừa phải có thể làm giảm nguy cơ. Vai trò của béo phì và hoạt động thể lực đối với nguy cơ ung thư buồng trứng chưa được xác định rõ ràng.

11. Ung thư tụy

Hút thuốc lá, người trẻ tuổi bị đái đường, những người bị “ tiền đái đường” hoặc ở “ ngưỡng đái đường” thường tăng nguy cơ mắc ung thư tụy. Một số nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa béo phì, ít hoạt động thể lực (các yếu tố này tương quan chặt chẽ với đái tháo đường và tiền đái tháo đường) cùng với chế độ ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy. Một số nghiên cứu thấy chế độ ăn nhiều quả và rau có tác dụng làm giảm nguy cơ bị ung thư tụy. Tuy nhiên, mối tương quan này chưa được xác định một cách rõ ràng.

Lời khuyên tốt nhất để giảm nguy cơ mắc ung thư tụy bao gồm:

Tránh hút thuốc lá
Duy trì cân nặng hợp lý
Duy trì hoạt động thể lực
Ăn ít nhất 300 gam rau và quả mỗi ngày.

12. Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến liên quan tới các hormon sinh dục nam nhưng cơ chế của các yếu tố dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nghiên cứu về chế độ ăn có nhiều loại rau nhất định (bao gồm cà chua, đậu…) hoặc cá có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư này. Có một số bằng chứng chứng tỏ rằng những thức ăn chứa các chất chống oxy hóa, vitamin E, selen, beta-carotene, và lycopene có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Hiệu quả của vitamin E và selen hiện đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng lớn.

Một số các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt đỏ hoặc các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Uống bổ sung canxi liều cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến thể hoạt động.

Mặc dù mối tương quan giữa béo phì và ung thư tiền liệt tuyến chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ở nam giới mắc ung thư tiền liệt tuyến có tiên lượng xấu hơn khi có thừa cân. Hoạt động thể lực, đặc biệt là với các loại cường độ mạnh cho thấy có tác dụng hữu ích với các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.

Hiện nay, những lời khuyên tốt nhất làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến bao gồm:

Ăn nhiều rau và quả các loại mỗi ngày (ít nhất 300g/ngày)
Hạn chế ăn hàng ngày các loại thịt đỏ và các sản phẩm từ thịt đỏ
Duy trì lối sống khỏe và cân nặng hợp lý

13. Ung thư dạ dày

Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn quả và rau tươi làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày trong khi nếu ăn nhiều loại thực phẩm ướp muối (như dưa muối, cá muối) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cũng có những bằng chứng thuyết phục rằng viêm dạ dày mạn tính do H.Pylori làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tỷ lệ ung thư dạ dày cũng giảm khi ăn thức ăn được bảo quản lạnh và bảo quản làm cho thức ăn được tươi trong thời gian dài.

Số lượng các trường hợp bị ung thư dạ dày tại tất cả các nước trên thế giới có khuynh hướng giảm. Tỷ lệ mới mắc của ung thư dạ dày tăng trong những năm gần đây. Điều này có thể do việc tăng trào ngược dịch dạ dày in gastric reflux mà điều này có liên quan tới tình trạng béo phì.

Tại thời điểm này, những lời khuyên tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư dạ dày bao gồm:

Ăn nhiều rau và quả hàng ngày (ăn ít nhất 300g rau/ngày)
Giảm lượng tiêu thụ thức ăn ướp muối
Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/an-uong-hop-ly-va-tap-the-duc-de-giam-nguy-co-ung-thu-129540.html