Ảnh ấn tượng: Tổng thống Mỹ ăn mừng siêu dự luật, Pháp-Anh 'nối lại tình xưa' sau gần một thập kỷ, Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng sinh nhật tuổi 90

Tổng thống Donald Trump hiện thực hóa 'dự luật to đẹp', Tổng thống Pháp công du Anh hậu Brexit, Thủ tướng Israel thăm và tặng quà cho nhà lãnh đạo Mỹ... là những ảnh ấn tượng trong tuần qua.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gõ búa ăn mừng sau khi ký ban hành gói cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn mà ông gọi là “dự luật to đẹp” vào ngày 4/7. Siêu dự luật dài 887 trang, gồm hàng nghìn điều khoản cải cách thuế và chi tiêu ngân sách của chính quyền liên bang. Đáng chú ý nhất chính là các chính sách cắt giảm thuế cho cá nhân và doanh nghiệp, vốn đã là trọng tâm chính sách được ông chủ Nhà Trắng hứa hẹn hồi tranh cử. Đây được xem là thắng lợi lớn cho chính quyền đương nhiệm khi luật hóa một loạt chính sách trụ cột mà vị Tổng thống đã cam kết với cử tri. Ngay chiều 4/7, ông Trump đã mời tất cả nghị sĩ lưỡng viện đến dự lễ ký thành luật siêu dự luật này, cũng đúng kỷ niệm 249 năm Quốc khánh Mỹ (1776 - 2025). (Nguồn: Getty Images)

Tổng thống Mỹ Donald Trump gõ búa ăn mừng sau khi ký ban hành gói cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn mà ông gọi là “dự luật to đẹp” vào ngày 4/7. Siêu dự luật dài 887 trang, gồm hàng nghìn điều khoản cải cách thuế và chi tiêu ngân sách của chính quyền liên bang. Đáng chú ý nhất chính là các chính sách cắt giảm thuế cho cá nhân và doanh nghiệp, vốn đã là trọng tâm chính sách được ông chủ Nhà Trắng hứa hẹn hồi tranh cử. Đây được xem là thắng lợi lớn cho chính quyền đương nhiệm khi luật hóa một loạt chính sách trụ cột mà vị Tổng thống đã cam kết với cử tri. Ngay chiều 4/7, ông Trump đã mời tất cả nghị sĩ lưỡng viện đến dự lễ ký thành luật siêu dự luật này, cũng đúng kỷ niệm 249 năm Quốc khánh Mỹ (1776 - 2025). (Nguồn: Getty Images)

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva chào đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 6/7. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Brazil trong 57 năm qua. New Delhi và Brasília đã duy trì mối quan hệ đa dạng, xây dựng trên nền tảng tầm nhìn chung về một trật tự thế giới công bằng, các giá trị dân chủ và cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Hai nước phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn toàn cầu và đa phương như BRICS, G20, IBSA (diễn đàn hợp tác ba bên gồm Ấn Độ, Brazil và Nam Phi), G4 (nhóm gồm Ấn Độ, Brazil, Đức và Nhật Bản), Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế và Liên minh nhiên liệu sinh học toàn cầu. (Nguồn: DD News)

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva chào đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 6/7. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Brazil trong 57 năm qua. New Delhi và Brasília đã duy trì mối quan hệ đa dạng, xây dựng trên nền tảng tầm nhìn chung về một trật tự thế giới công bằng, các giá trị dân chủ và cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Hai nước phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn toàn cầu và đa phương như BRICS, G20, IBSA (diễn đàn hợp tác ba bên gồm Ấn Độ, Brazil và Nam Phi), G4 (nhóm gồm Ấn Độ, Brazil, Đức và Nhật Bản), Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế và Liên minh nhiên liệu sinh học toàn cầu. (Nguồn: DD News)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Vua Charles III thăm khu vườn trong Lâu đài Windsor, phía Tây London, ngày 9/7, trong ngày thứ hai của chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày tới Anh. Đây là chuyến công du đầu tiên của một Tổng thống Pháp tới Anh trong 17 năm qua, cũng là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia châu Âu kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit). Trong bối cảnh cục diện địa chính trị quốc tế đang trải qua nhiều biến động, chuyến thăm được kỳ vọng mở ra chương mới trong quan hệ Pháp-Anh, vốn trải qua nhiều thăng trầm trong gần một thập kỷ qua. Tuy nhiên, những bất đồng tích tụ từ Brexit, AUKUS cho tới di cư và chính sách công nghệ vẫn là các rào cản không dễ vượt qua. (Nguồn: Getty Images)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Vua Charles III thăm khu vườn trong Lâu đài Windsor, phía Tây London, ngày 9/7, trong ngày thứ hai của chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày tới Anh. Đây là chuyến công du đầu tiên của một Tổng thống Pháp tới Anh trong 17 năm qua, cũng là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia châu Âu kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit). Trong bối cảnh cục diện địa chính trị quốc tế đang trải qua nhiều biến động, chuyến thăm được kỳ vọng mở ra chương mới trong quan hệ Pháp-Anh, vốn trải qua nhiều thăng trầm trong gần một thập kỷ qua. Tuy nhiên, những bất đồng tích tụ từ Brexit, AUKUS cho tới di cư và chính sách công nghệ vẫn là các rào cản không dễ vượt qua. (Nguồn: Getty Images)

Hoàng tử William và Công nương Catherine tham dự quốc yến tại Windsor (Anh), ngày 8/7. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân Brigitte là khách mời danh dự. Quốc yến diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Macron tới Anh từ ngày 8-10/7 theo lời mời của Vua Charles III. Trong bối cảnh châu Âu đang định hình lại sau cuộc bầu cử Nghị viện và đương đầu với các thách thức địa chính trị ngày càng phức tạp, việc hai nền kinh tế hàng đầu của lục địa già tái kết nối là tín hiệu tích cực không chỉ cho quan hệ song phương, mà cho cả ổn định của toàn bộ phương Tây. (Nguồn: Getty Images)

Hoàng tử William và Công nương Catherine tham dự quốc yến tại Windsor (Anh), ngày 8/7. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân Brigitte là khách mời danh dự. Quốc yến diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Macron tới Anh từ ngày 8-10/7 theo lời mời của Vua Charles III. Trong bối cảnh châu Âu đang định hình lại sau cuộc bầu cử Nghị viện và đương đầu với các thách thức địa chính trị ngày càng phức tạp, việc hai nền kinh tế hàng đầu của lục địa già tái kết nối là tín hiệu tích cực không chỉ cho quan hệ song phương, mà cho cả ổn định của toàn bộ phương Tây. (Nguồn: Getty Images)

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (ở giữa, phía trước) chụp ảnh trước khi gặp các Thượng nghị sĩ Mỹ tại Washington, DC, vào ngày 9/7. Từ trái sang: Thượng nghị sĩ bang Montana Steve Daines, Thượng nghị sĩ bang Minnesota Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ bang Louisiana Bill Cassidy, Lãnh đạo phe đa số Thượng viện John Thune, Thượng nghị sĩ bang Idaho Jim Risch, Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer và Thượng nghị sĩ bang Washington Maria Cantwell. Trước đó, ngày 7/7, Thủ tướng Netanyahu cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Tại đây, ông tặng nhà lãnh đạo Mỹ chiếc hộp mezuzah mang ý nghĩa biểu tượng của cộng đồng Do Thái được thiết kế theo hình dáng oanh tạc cơ tàng hình B-2, chế từ mảnh tên lửa Iran. (Nguồn: Getty Images)

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (ở giữa, phía trước) chụp ảnh trước khi gặp các Thượng nghị sĩ Mỹ tại Washington, DC, vào ngày 9/7. Từ trái sang: Thượng nghị sĩ bang Montana Steve Daines, Thượng nghị sĩ bang Minnesota Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ bang Louisiana Bill Cassidy, Lãnh đạo phe đa số Thượng viện John Thune, Thượng nghị sĩ bang Idaho Jim Risch, Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer và Thượng nghị sĩ bang Washington Maria Cantwell. Trước đó, ngày 7/7, Thủ tướng Netanyahu cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Tại đây, ông tặng nhà lãnh đạo Mỹ chiếc hộp mezuzah mang ý nghĩa biểu tượng của cộng đồng Do Thái được thiết kế theo hình dáng oanh tạc cơ tàng hình B-2, chế từ mảnh tên lửa Iran. (Nguồn: Getty Images)

Diễn viên, Chủ tịch Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng Richard Gere hôn tay Đức Đạt Lai Lạt Ma tại McLeod Ganj, Ấn Độ, ngày 6/7, trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 90 của ngài. Cũng nhân dịp bước sang tuổi 90, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng và là người từng đoạt Giải Nobel hòa bình, đã gửi đi thông điệp tới cộng đồng quốc tế, kêu gọi mọi người trên thế giới hãy hướng về sự bình an nội tâm và nuôi dưỡng tâm từ bi vì một thế giới tốt đẹp hơn. Đặc biệt, ngay trước sinh nhật, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã công bố, dòng truyền thừa Đạt Lai Lạt Ma sẽ được tiếp tục sau khi ngài viên tịch và người kế vị sẽ do Tổ chức Gaden Phodrang, văn phòng đại diện tâm linh của ngài chỉ định. (Nguồn: Getty Images)

Diễn viên, Chủ tịch Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng Richard Gere hôn tay Đức Đạt Lai Lạt Ma tại McLeod Ganj, Ấn Độ, ngày 6/7, trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 90 của ngài. Cũng nhân dịp bước sang tuổi 90, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng và là người từng đoạt Giải Nobel hòa bình, đã gửi đi thông điệp tới cộng đồng quốc tế, kêu gọi mọi người trên thế giới hãy hướng về sự bình an nội tâm và nuôi dưỡng tâm từ bi vì một thế giới tốt đẹp hơn. Đặc biệt, ngay trước sinh nhật, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã công bố, dòng truyền thừa Đạt Lai Lạt Ma sẽ được tiếp tục sau khi ngài viên tịch và người kế vị sẽ do Tổ chức Gaden Phodrang, văn phòng đại diện tâm linh của ngài chỉ định. (Nguồn: Getty Images)

Binh sĩ Israel khám xét một thanh niên Palestine khi anh cố gắng vượt qua vào trại tị nạn Tulkarm ở Bờ Tây, trong bối cảnh các chiến dịch quân sự của Tel Aviv tiếp tục diễn ra tại khu vực. Các vụ bạo lực do người định cư Israel gây ra ở Bờ Tây đã gia tăng mạnh kể từ sau cuộc tấn công của lực lượng Hamas vào ngày 7/10/2023 và cuộc xung đột ở Gaza. Trong khi đó, sự "trỗi dậy" của các Bộ trưởng cực hữu như Bezalel Smotrich và Itamar Ben-Gvir cũng đã tạo nên “lá chắn chính trị”, cho phép người định cư hành động gần như không bị trừng phạt. (Nguồn: SOPA)

Binh sĩ Israel khám xét một thanh niên Palestine khi anh cố gắng vượt qua vào trại tị nạn Tulkarm ở Bờ Tây, trong bối cảnh các chiến dịch quân sự của Tel Aviv tiếp tục diễn ra tại khu vực. Các vụ bạo lực do người định cư Israel gây ra ở Bờ Tây đã gia tăng mạnh kể từ sau cuộc tấn công của lực lượng Hamas vào ngày 7/10/2023 và cuộc xung đột ở Gaza. Trong khi đó, sự "trỗi dậy" của các Bộ trưởng cực hữu như Bezalel Smotrich và Itamar Ben-Gvir cũng đã tạo nên “lá chắn chính trị”, cho phép người định cư hành động gần như không bị trừng phạt. (Nguồn: SOPA)

Một phụ nữ Palestine buộc tóc cho con gái mình sau cuộc không kích của Israel nhằm vào trại tị nạn Al-Shati ở Gaza, ngày 9/7. Theo Cơ quan phòng vệ dân sự Gaza, 26 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel hôm 9/7, bao gồm ít nhất 6 trẻ em. Trong đó, cuộc không kích vào trại tị nạn Al-Shati, Đông Bắc Gaza được mô tả là một vụ thảm sát kinh hoàng. Cùng ngày, lực lượng Hamas cho biết, nhóm đồng ý thả 10 con tin Israel như một phần của các cuộc đàm phán ngừng bắn đang diễn ra, sau 4 ngày đàm phán gián tiếp do Qatar làm trung gian. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh phía Mỹ bày tỏ sự lạc quan về một một thỏa thuận ngừng bắn 60 ngày có thể được hoàn tất vào cuối tuần. (Nguồn: Getty Images)

Một phụ nữ Palestine buộc tóc cho con gái mình sau cuộc không kích của Israel nhằm vào trại tị nạn Al-Shati ở Gaza, ngày 9/7. Theo Cơ quan phòng vệ dân sự Gaza, 26 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel hôm 9/7, bao gồm ít nhất 6 trẻ em. Trong đó, cuộc không kích vào trại tị nạn Al-Shati, Đông Bắc Gaza được mô tả là một vụ thảm sát kinh hoàng. Cùng ngày, lực lượng Hamas cho biết, nhóm đồng ý thả 10 con tin Israel như một phần của các cuộc đàm phán ngừng bắn đang diễn ra, sau 4 ngày đàm phán gián tiếp do Qatar làm trung gian. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh phía Mỹ bày tỏ sự lạc quan về một một thỏa thuận ngừng bắn 60 ngày có thể được hoàn tất vào cuối tuần. (Nguồn: Getty Images)

Bên trong chiếc lều của mình ở al-Mawasi, bé gái 12 tuổi Hala Abu Dahlez giơ bức ảnh chụp mình trước khi bị thương khiến tóc em rụng hết sau nhiều ca phẫu thuật. Hala bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu khi một bộ xích đu bằng kim loại đổ sập xuống người em sau một cuộc không kích của Israel. Theo giới chức Qatar, tiến triển hướng tới lệnh ngừng bắn ở Gaza trong tuần vừa rồi vẫn còn chậm, làm tiêu tan hy vọng về việc chấm dứt các cuộc giao tranh ở vùng lãnh thổ Palestine bị tàn phá. Trong khi đó, các cuộc không kích của Israel vào dải đất này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. (Nguồn: EPA)

Bên trong chiếc lều của mình ở al-Mawasi, bé gái 12 tuổi Hala Abu Dahlez giơ bức ảnh chụp mình trước khi bị thương khiến tóc em rụng hết sau nhiều ca phẫu thuật. Hala bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu khi một bộ xích đu bằng kim loại đổ sập xuống người em sau một cuộc không kích của Israel. Theo giới chức Qatar, tiến triển hướng tới lệnh ngừng bắn ở Gaza trong tuần vừa rồi vẫn còn chậm, làm tiêu tan hy vọng về việc chấm dứt các cuộc giao tranh ở vùng lãnh thổ Palestine bị tàn phá. Trong khi đó, các cuộc không kích của Israel vào dải đất này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. (Nguồn: EPA)

Khách du lịch tại Hàng Châu (Trung Quốc) chật vật tìm chỗ trú khi mưa lớn bất ngờ do bão Danas đổ bộ. Cơn dông trước bão này xảy ra vào chiều 8/7, có sức gió lên đến 113 km/h (cấp 11), đồng thời trút xuống lượng mưa được gọi là “hiếm có”, chỉ trong 5 phút đã có lượng mưa gần bằng mưa to trong 12 tiếng. Cơn bão này ban đầu chỉ là một áp thấp nhiệt đới hình thành gần phía Tây Bắc Philippines, nhưng đã nhanh chóng mạnh lên thành bão trong cuối tuần qua. Đến chiều 9/7, bão Danas suy yếu, tàn dư của nó đi vào tỉnh Phúc Kiến. (Nguồn: Nhật báo Chiết Giang)

Khách du lịch tại Hàng Châu (Trung Quốc) chật vật tìm chỗ trú khi mưa lớn bất ngờ do bão Danas đổ bộ. Cơn dông trước bão này xảy ra vào chiều 8/7, có sức gió lên đến 113 km/h (cấp 11), đồng thời trút xuống lượng mưa được gọi là “hiếm có”, chỉ trong 5 phút đã có lượng mưa gần bằng mưa to trong 12 tiếng. Cơn bão này ban đầu chỉ là một áp thấp nhiệt đới hình thành gần phía Tây Bắc Philippines, nhưng đã nhanh chóng mạnh lên thành bão trong cuối tuần qua. Đến chiều 9/7, bão Danas suy yếu, tàn dư của nó đi vào tỉnh Phúc Kiến. (Nguồn: Nhật báo Chiết Giang)

Phi hành gia NASA Nichole Ayers đã ghi lại hiện tượng “tia sét ma” (lightning sprite) từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) khi bay qua Mexico và Mỹ vào ngày 3/7. “Sprites là hiện tượng phát sáng tạm thời (Transient Luminous Events - TLE) xảy ra phía trên các đám mây và do hoạt động điện cực mạnh trong các cơn giông bên dưới kích hoạt”, nữ phi hành gia chia sẻ trên mạng xã hội X. (Nguồn: NASA)

Phi hành gia NASA Nichole Ayers đã ghi lại hiện tượng “tia sét ma” (lightning sprite) từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) khi bay qua Mexico và Mỹ vào ngày 3/7. “Sprites là hiện tượng phát sáng tạm thời (Transient Luminous Events - TLE) xảy ra phía trên các đám mây và do hoạt động điện cực mạnh trong các cơn giông bên dưới kích hoạt”, nữ phi hành gia chia sẻ trên mạng xã hội X. (Nguồn: NASA)

Những người biểu tình nằm trên mặt đất trong một cuộc biểu tình vì quyền động vật lấy cảm hứng từ tác phẩm Pietà (Đức Mẹ sầu bi) của danh họa nổi tiếng thời Phục hưng Michelangelo, diễn ra tại Pamplona (Tây Ban Nha). Cuộc biểu tình nhằm nâng cao nhận thức về quyền động vật và sự đau khổ mà chúng phải trải qua. Việc sử dụng hình ảnh Đức Mẹ Maria ôm xác Chúa Jesus, tạo ra một sự liên tưởng mạnh mẽ đến sự đau khổ, mất mát và sự chăm sóc, song trong bối cảnh này nó được áp dụng cho các loài động vật. Điều này nhấn mạnh thông điệp rằng động vật cũng xứng đáng được đối xử nhân đạo và tôn trọng. (Nguồn: Getty Images)

Những người biểu tình nằm trên mặt đất trong một cuộc biểu tình vì quyền động vật lấy cảm hứng từ tác phẩm Pietà (Đức Mẹ sầu bi) của danh họa nổi tiếng thời Phục hưng Michelangelo, diễn ra tại Pamplona (Tây Ban Nha). Cuộc biểu tình nhằm nâng cao nhận thức về quyền động vật và sự đau khổ mà chúng phải trải qua. Việc sử dụng hình ảnh Đức Mẹ Maria ôm xác Chúa Jesus, tạo ra một sự liên tưởng mạnh mẽ đến sự đau khổ, mất mát và sự chăm sóc, song trong bối cảnh này nó được áp dụng cho các loài động vật. Điều này nhấn mạnh thông điệp rằng động vật cũng xứng đáng được đối xử nhân đạo và tôn trọng. (Nguồn: Getty Images)

Cô hà mã lùn Moo Deng thưởng thức chiếc bánh sinh nhật mừng 1 tuổi tại vườn thú mở Khao Kheow ở Bang Phra, Thái Lan, ngày 10/7. Không chỉ là “hiện tượng quốc dân” ở Thái Lan, Moo Deng còn được tạp chí Time bình chọn là một trong những "biểu tượng viral nhất của năm 2024". Với vị thế “ngôi sao”, Moo Deng đã góp phần thu hút sự chú ý của người dân và du khách khắp nơi đến vườn thú mở Khao Kheow, tỉnh Chon Buri. Đặc biệt, sự nổi tiếng của Moo Deng vô tình giúp loài hà mã lùn đang có nguy cơ tuyệt chủng được chú ý hơn. (Nguồn: Getty Images)

Cô hà mã lùn Moo Deng thưởng thức chiếc bánh sinh nhật mừng 1 tuổi tại vườn thú mở Khao Kheow ở Bang Phra, Thái Lan, ngày 10/7. Không chỉ là “hiện tượng quốc dân” ở Thái Lan, Moo Deng còn được tạp chí Time bình chọn là một trong những "biểu tượng viral nhất của năm 2024". Với vị thế “ngôi sao”, Moo Deng đã góp phần thu hút sự chú ý của người dân và du khách khắp nơi đến vườn thú mở Khao Kheow, tỉnh Chon Buri. Đặc biệt, sự nổi tiếng của Moo Deng vô tình giúp loài hà mã lùn đang có nguy cơ tuyệt chủng được chú ý hơn. (Nguồn: Getty Images)

Các vũ công biểu diễn trong khuôn khổ Lễ hội hát và múa Laulupidu lần thứ 28 tại Tallinn (Estonia). Sự kiện quy tụ hơn 40.000 ca sĩ hợp xướng, nhạc công và vũ công dân gian từ khắp đất nước.Tổ chức định kỳ từ năm 1869, lễ hội này đã trở thành một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất thế giới, thu hút hàng chục nghìn nghệ sĩ và hàng trăm nghìn khán giả. Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2008, Laulupidu là một hành trình khám phá vẻ đẹp âm nhạc, những điệu múa và tinh thần đoàn kết của người dân Estonia. (Nguồn: Getty Images)

Các vũ công biểu diễn trong khuôn khổ Lễ hội hát và múa Laulupidu lần thứ 28 tại Tallinn (Estonia). Sự kiện quy tụ hơn 40.000 ca sĩ hợp xướng, nhạc công và vũ công dân gian từ khắp đất nước.Tổ chức định kỳ từ năm 1869, lễ hội này đã trở thành một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất thế giới, thu hút hàng chục nghìn nghệ sĩ và hàng trăm nghìn khán giả. Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2008, Laulupidu là một hành trình khám phá vẻ đẹp âm nhạc, những điệu múa và tinh thần đoàn kết của người dân Estonia. (Nguồn: Getty Images)

Cầu vồng xuất hiện phía trên lâu đài Jiangzi Zongshan ở Shigatse, Tây Tạng, ngày 9/7. (Nguồn: VCG)

Cầu vồng xuất hiện phía trên lâu đài Jiangzi Zongshan ở Shigatse, Tây Tạng, ngày 9/7. (Nguồn: VCG)

(tổng hợp)

Ngọc Anh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/anh-an-tuong-tong-thong-my-an-mung-sieu-du-luat-phap-anh-noi-lai-tinh-xua-sau-gan-mot-thap-ky-duc-dat-lai-lat-ma-mung-sinh-nhat-tuoi-90-320849.html