Anh hùng Liên Xô với chiến công 'bóc mẽ Mỹ' bị lãng quên 30 năm

Nhờ vào chiến công này, Liên Xô đã đưa ra thế giới bằng chứng không thể chối cãi về sự tham gia của Mỹ trong việc viện trợ vũ khí hiện đại cho các tay súng Taliban chống lại nhà nước Afghanistan.

Quân đội Liên Xô buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh ở Afghanistan từ năm 1979. Trong suốt cuộc chiến, quân đội Liên Xô hoạt động khá thành công và hoàn toàn có thể giành được tất cả các mục tiêu đặt ra, nếu lực lượng Taliban ở Afghanistan không nhận được viện trợ từ Mỹ và các đồng minh NATO.

Quân đội Liên Xô buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh ở Afghanistan từ năm 1979. Trong suốt cuộc chiến, quân đội Liên Xô hoạt động khá thành công và hoàn toàn có thể giành được tất cả các mục tiêu đặt ra, nếu lực lượng Taliban ở Afghanistan không nhận được viện trợ từ Mỹ và các đồng minh NATO.

Các quốc gia phương Tây cung cấp cho lực lượng thánh chiến không chỉ vũ khí, mà còn trang thiết bị thông tin liên lạc, tiền, lương thực thực phẩm, huấn luyện khai thác sử dụng vũ khí hiện đại và chiến thuật. Trong một thời gian dài, Liên Xô không có bằng chứng về sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Afghanistan.

Các quốc gia phương Tây cung cấp cho lực lượng thánh chiến không chỉ vũ khí, mà còn trang thiết bị thông tin liên lạc, tiền, lương thực thực phẩm, huấn luyện khai thác sử dụng vũ khí hiện đại và chiến thuật. Trong một thời gian dài, Liên Xô không có bằng chứng về sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Afghanistan.

Trong suốt những năm chiến tranh, ưu thế then chốt của quân đội Liên Xô là không quân. Nhưng vào mùa thu 1986, Mỹ bắt đầu bí mật cung cấp cho Taliban các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger. Vũ khí phòng không nhẹ và đơn giản trong khai thác sử dụng, nhưng vô cùng nguy hiểm với phi công Liên Xô.

Trong suốt những năm chiến tranh, ưu thế then chốt của quân đội Liên Xô là không quân. Nhưng vào mùa thu 1986, Mỹ bắt đầu bí mật cung cấp cho Taliban các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger. Vũ khí phòng không nhẹ và đơn giản trong khai thác sử dụng, nhưng vô cùng nguy hiểm với phi công Liên Xô.

Stinger có thể bắn hạ tất cả các máy bay từ độ cao từ 180 đến 3.800m. Chỉ trong năm 1986, Liên Xô mất 23 máy bay chiến đấu và trực thăng. Tình huống trở nên phức tạp khi phi công trực thăng chiến đấu buộc phải bay rất thấp và lượn theo địa hình rừng núi để che chắn và ngụy trang.

Stinger có thể bắn hạ tất cả các máy bay từ độ cao từ 180 đến 3.800m. Chỉ trong năm 1986, Liên Xô mất 23 máy bay chiến đấu và trực thăng. Tình huống trở nên phức tạp khi phi công trực thăng chiến đấu buộc phải bay rất thấp và lượn theo địa hình rừng núi để che chắn và ngụy trang.

Bộ tư lệnh Quân đoàn viễn chinh ra mệnh lệnh, quân nhân Nga, nếu thu được chiến lợi phẩm từ Taliban là tên lửa vác vai MANPAD Stinger, sẽ được tặng thưởng huân chương Anh hùng Liên Xô.

Bộ tư lệnh Quân đoàn viễn chinh ra mệnh lệnh, quân nhân Nga, nếu thu được chiến lợi phẩm từ Taliban là tên lửa vác vai MANPAD Stinger, sẽ được tặng thưởng huân chương Anh hùng Liên Xô.

Hẻm núi Meltanay thuộc tỉnh Kandahar, nằm giữa khu vực hoạt động của hai đơn vị quân đội Liên Xô. Các tay súng thánh chiến Mujahideen hoạt động khá tự do. Lực lượng đặc nhiệm Liên Xô biết điều này và thường tiến hành các trận phục kích trên đường hành quân của Taliban.

Hẻm núi Meltanay thuộc tỉnh Kandahar, nằm giữa khu vực hoạt động của hai đơn vị quân đội Liên Xô. Các tay súng thánh chiến Mujahideen hoạt động khá tự do. Lực lượng đặc nhiệm Liên Xô biết điều này và thường tiến hành các trận phục kích trên đường hành quân của Taliban.

Ngày 05/01/1987, một nhóm trinh sát thuộc lực lượng đặc nhiệm độc lập, dưới quyền của phó chỉ huy trưởng, thiếu tá Yevgeny Sergeev, tiến hành một cuộc tập kích trong hẻm núi. Trong đội đặc nhiệm luồn sâu của thiếu tá Sergeev, có trinh sát viên Vladimir Kovtun (khi đó vẫn đang mang cấp bậc thượng úy).

Ngày 05/01/1987, một nhóm trinh sát thuộc lực lượng đặc nhiệm độc lập, dưới quyền của phó chỉ huy trưởng, thiếu tá Yevgeny Sergeev, tiến hành một cuộc tập kích trong hẻm núi. Trong đội đặc nhiệm luồn sâu của thiếu tá Sergeev, có trinh sát viên Vladimir Kovtun (khi đó vẫn đang mang cấp bậc thượng úy).

Các trinh sát tiếp cận hẻm núi trên 2 máy bay trực thăng Mi-8. Trên địa bàn tập kết, trinh sát phát hiện 3 tay súng Taliban đang di chuyển bằng xe máy. Các tay súng Taliban lập tức nổ súng từ tiểu liên và bắn 2 phát tên lửa Stinger vào máy bay trực thăng. Nhưng do quá vội vàng, tên lửa bắn ra và đạn không bắt được mục tiêu.

Các trinh sát tiếp cận hẻm núi trên 2 máy bay trực thăng Mi-8. Trên địa bàn tập kết, trinh sát phát hiện 3 tay súng Taliban đang di chuyển bằng xe máy. Các tay súng Taliban lập tức nổ súng từ tiểu liên và bắn 2 phát tên lửa Stinger vào máy bay trực thăng. Nhưng do quá vội vàng, tên lửa bắn ra và đạn không bắt được mục tiêu.

Thú vị là các trinh sát Liên Xô cho rằng, Taliban bắn máy bay bằng súng phóng lựu RPG-7. Những tay súng Taliban bị xạ thủ súng máy trên máy bay bắn hạ. Cơ trưởng của một trong những chiếc trực thăng, đại úy Sobol đã tập kích các tay súng Hồi giáo cực đoan gần đó bằng rocket.

Thú vị là các trinh sát Liên Xô cho rằng, Taliban bắn máy bay bằng súng phóng lựu RPG-7. Những tay súng Taliban bị xạ thủ súng máy trên máy bay bắn hạ. Cơ trưởng của một trong những chiếc trực thăng, đại úy Sobol đã tập kích các tay súng Hồi giáo cực đoan gần đó bằng rocket.

Chỉ huy trưởng Sergeev ra lệnh cho 1 trực thăng hạ cánh, chiếc trực thăng thứ hai nhận lệnh bay treo trên không yểm trợ cho nhóm. Đổ bộ xuống địa bàn, các trinh sát viên chia thành hai tổ và tiến hành một trận cận chiến với Taliban. Những người lính Liên Xô tấn công lên ngọn đồi gần đó, nơi các tay súng “Dushman - chiến binh Hồi giáo Afghan” đang cố thủ.

Chỉ huy trưởng Sergeev ra lệnh cho 1 trực thăng hạ cánh, chiếc trực thăng thứ hai nhận lệnh bay treo trên không yểm trợ cho nhóm. Đổ bộ xuống địa bàn, các trinh sát viên chia thành hai tổ và tiến hành một trận cận chiến với Taliban. Những người lính Liên Xô tấn công lên ngọn đồi gần đó, nơi các tay súng “Dushman - chiến binh Hồi giáo Afghan” đang cố thủ.

Trong trận chiến này, 16 tay súng Taliban bị tiêu diệt. Trên cao điểm này là một nhóm phiến quân, đến từ một làng gần đó. Các tay súng Taliban dự định tổ chức một trận phục kích máy bay chiến đấu Liên Xô với các tên lửa "Stingers" mới nhận được.

Trong trận chiến này, 16 tay súng Taliban bị tiêu diệt. Trên cao điểm này là một nhóm phiến quân, đến từ một làng gần đó. Các tay súng Taliban dự định tổ chức một trận phục kích máy bay chiến đấu Liên Xô với các tên lửa "Stingers" mới nhận được.

Ba trinh sát viên, trong đó có thượng úy Kovtun đuổi theo một tay súng, mang theo chiếc ống container và cặp “ngoại giao”. Khi nhìn thấy chiếc cặp ngoại giao, Kovtun lập tức hiểu rằng trong cặp có thể có những tài liệu quan trọng, anh cố gắng đuổi theo kẻ địch để bắt sống, nhưng tay súng này chạy rất nhanh.

Ba trinh sát viên, trong đó có thượng úy Kovtun đuổi theo một tay súng, mang theo chiếc ống container và cặp “ngoại giao”. Khi nhìn thấy chiếc cặp ngoại giao, Kovtun lập tức hiểu rằng trong cặp có thể có những tài liệu quan trọng, anh cố gắng đuổi theo kẻ địch để bắt sống, nhưng tay súng này chạy rất nhanh.

Vladimir Kovtun quyết định sẽ bắn hạ địch thủ. Là một tay súng thiện xạ, từ khoảng cách hơn 200m với súng AKS, Kovtun đã bắn trúng đầu tên địch, thu chiếc cặp ngoại giao và ống đựng tên lửa MANPADS của Mỹ. Các trinh sát viên rút lui về trực thăng, mang theo những chiến lợi phẩm quý giá.

Vladimir Kovtun quyết định sẽ bắn hạ địch thủ. Là một tay súng thiện xạ, từ khoảng cách hơn 200m với súng AKS, Kovtun đã bắn trúng đầu tên địch, thu chiếc cặp ngoại giao và ống đựng tên lửa MANPADS của Mỹ. Các trinh sát viên rút lui về trực thăng, mang theo những chiến lợi phẩm quý giá.

Tổ trinh sát mang theo 2 chiếc thùng container, một thùng rỗng và một thùng chứa tổ hợp tên lửa Stinger. Khi đã an toàn, Kovtun mở chiếc cặp “ngoại giao”, đó tài liệu về tên lửa MANPADS của Mỹ, trong đó có hộ chiếu vũ khí, ghi rõ các nhà sản xuất và cung cấp, tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng, tài liệu về bảo quản, bảo trì và bảo dưỡng.

Tổ trinh sát mang theo 2 chiếc thùng container, một thùng rỗng và một thùng chứa tổ hợp tên lửa Stinger. Khi đã an toàn, Kovtun mở chiếc cặp “ngoại giao”, đó tài liệu về tên lửa MANPADS của Mỹ, trong đó có hộ chiếu vũ khí, ghi rõ các nhà sản xuất và cung cấp, tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng, tài liệu về bảo quản, bảo trì và bảo dưỡng.

Kovtun kể lại, các chiến sĩ trinh sát vô cùng sung sướng. Tất cả đều biết Bộ tư lệnh Quân đoàn và Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, cần những tài liệu trong tay Taliban về Stinger đến mức nào và ai thu được chiến lợi phẩm Stinger, sẽ được trao tặng danh hiệu anh hùng.

Kovtun kể lại, các chiến sĩ trinh sát vô cùng sung sướng. Tất cả đều biết Bộ tư lệnh Quân đoàn và Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, cần những tài liệu trong tay Taliban về Stinger đến mức nào và ai thu được chiến lợi phẩm Stinger, sẽ được trao tặng danh hiệu anh hùng.

Nhờ chiến tích của các trinh sát viên Liên Xô, trong cuộc họp báo khẩn cấp tại Bộ Ngoại giao Afghanistan, chính phủ quốc gia này đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ Afghanistan.

Nhờ chiến tích của các trinh sát viên Liên Xô, trong cuộc họp báo khẩn cấp tại Bộ Ngoại giao Afghanistan, chính phủ quốc gia này đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ Afghanistan.

Nhưng các trinh sát viên không nhận được huân chương Anh hùng Liên Xô. Những diễn biến chính trị của Liên Xô thời điểm đó đã làm thay đổi tình hình, các cựu chiến binh Afghanistan hoàn toàn bị quên lãng và không có ai trong Bộ quốc phòng Liên Xô quan tâm đến những vấn đề của quân đội.

Nhưng các trinh sát viên không nhận được huân chương Anh hùng Liên Xô. Những diễn biến chính trị của Liên Xô thời điểm đó đã làm thay đổi tình hình, các cựu chiến binh Afghanistan hoàn toàn bị quên lãng và không có ai trong Bộ quốc phòng Liên Xô quan tâm đến những vấn đề của quân đội.

Các cựu trinh sát đặc nhiệm Liên Xô, đã chờ phần thưởng danh dự xứng đáng hơn 30 năm. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của người thân và những người đồng ngũ, danh hiệu Anh hùng đầu tiên (nhưng là của Nga), được trao cho trung tá Yevgeny Sergeyev năm 2012. Nhưng là đây là danh hiệu truy tặng vì Sergeev không còn sống để nhận phần thưởng.

Các cựu trinh sát đặc nhiệm Liên Xô, đã chờ phần thưởng danh dự xứng đáng hơn 30 năm. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của người thân và những người đồng ngũ, danh hiệu Anh hùng đầu tiên (nhưng là của Nga), được trao cho trung tá Yevgeny Sergeyev năm 2012. Nhưng là đây là danh hiệu truy tặng vì Sergeev không còn sống để nhận phần thưởng.

Nhân ngày kỷ niệm 30 năm Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, công lý đã giành lại chiến thắng cho Vladimir Kovtun. Ngày 15/02/2019, tổng thống Nga Vladimir Putin trao tặng danh hiệu Anh hùng Nga cho đại tá dự bị Lực lượng đặc nhiệm Vladimir Kovtun. Nguồn ảnh: RBTH.

Nhân ngày kỷ niệm 30 năm Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, công lý đã giành lại chiến thắng cho Vladimir Kovtun. Ngày 15/02/2019, tổng thống Nga Vladimir Putin trao tặng danh hiệu Anh hùng Nga cho đại tá dự bị Lực lượng đặc nhiệm Vladimir Kovtun. Nguồn ảnh: RBTH.

Những giờ phút cuối cùng của quân đội Liên Xô tại Afghanistan.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/anh-hung-lien-xo-voi-chien-cong-boc-me-my-bi-lang-quen-30-nam-1505075.html