Ảnh hưởng của hạn chế tài chính đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Hạn chế tài chính có thể hiểu đó là tình trạng một doanh nghiệp bị hạn chế hơn về mặt tài chính khi đối mặt với sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng vốn của nguồn tài trợ bên trong và chi phí sử dụng vốn của nguồn tài trợ bên ngoài tăng lên. Thông qua sử dụng phương pháp ước lượng D-GMM và S-GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp có tương quan dương đối với các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, trong khi đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp lại có tương quan âm. Điều này thể hiện rằng hạn chế tài chính có sự tác động mạnh mẽ đến mức độ đầu tư của doanh nghiệp.
Cơ sở lý luận
Hạn chế tài chính và quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Hiện nay, quan điểm về hạn chế tài chính chưa được thống nhất trong các nghiên cứu, tuy nhiên hạn chế tài chính có thể hiểu đó là tình trạng một doanh nghiệp bị hạn chế hơn về mặt tài chính khi đối mặt với sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng vốn của nguồn tài trợ bên trong và chi phí sử dụng vốn của nguồn tài trợ bên ngoài tăng lên.
Khoảng cách này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề hạn chế tài chính càng cao. Bởi vì lẽ đó, các doanh nghiệp hầu hết phải dựa vào nguồn tài trợ bên trong của mình để thực hiện các dự án đầu tư (Hottenrott và Peters, 2012). Điều này cũng ngụ ý rằng nếu nguồn tài trợ bên trong không có sẵn, thì bản thân doanh nghiệp đó sẽ phải đối mặt với hạn chế tài chính, cũng như việc không có khả năng tài trợ cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp đang trong tình trạng hạn chế tài chính khó có thể có được nguồn tài trợ bên ngoài để gia tăng các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hạn chế tài chính sẽ có tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.
Vai trò điều tiết của phát triển tài chính thông qua hạn chế tài chính đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Love (2003) cho thấy, phát triển tài chính ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của doanh nghiệp thông qua tác động đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm cho ảnh hưởng của hạn chế tài chính suy yếu khi thị trường tài chính phát triển.
Nhiều tác giả như Demirgüç-Kunt và Levine (1998); Rajan và Zingales (1998) đã giải thích rõ vai trò của phát triển tài chính đối với nền kinh tế, bao gồm 5 chức năng: kiểm tra và xử lý thông tin về các khoản đầu tư có thể có và phân bố vốn dựa trên những đánh giá này; giám sát và thực hiện quản trị doanh nghiệp sau khi phân bổ vốn; tạo thuận lợi cho giao dịch, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; huy động và tổng hợp các khoản tiết kiệm; nới lỏng trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các công cụ tài chính.
Dưới sự tồn tại của phát triển tài chính, chi phí sử dụng vốn bên ngoài của các doanh nghiệp được giảm xuống và doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn tài trợ bên ngoài ít gặp khó khăn hơn. Chính vì vậy, sự hiện diện của phát triển tài chính giúp giảm thiểu hạn chế tài chính ở các doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu và Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả
Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 260 doanh nghiệp phi tài chính trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2020 của các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX),
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả lần lượt thực hiện hồi quy các mô hình sau:
Mô hình (1) trình bày ảnh hưởng của hạn chế tài chính lên đầu tư của doanh nghiệp được thể hiện qua phương trình Euler (Bond và Meghir, 1994a):
Mô hình (2) nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến mối quan hệ giữa hạn chế tài chính và đầu tư của doanh nghiệp thông qua phương trình kế thừa nghiên cứu của Bond và Meghir (1994):
Phương pháp nghiên cứu
Các mô hình đầu tư về lý thuyết lẫn thực nghiệm đều cho thấy, có sự tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và nội sinh trong mô hình. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng phương pháp D-GMM và S-GMM được xem như một phép thử nhằm kiểm định lại mức độ chắn chắc về kết quả của D-GMM. Ngoài ra, nhóm tác giả thực hiện kiểm định Arellano-Bond và Hansen test để kiểm định mức độ tin cậy của các biến công cụ sử dụng hồi quy.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả thống kê
Nguồn: Phần mềm Stata 16
Kết quả thống kê cho thấy mức độ đầu tư (I/K) của các doanh nghiệp ở Việt Nam có giá trị trung bình là 0.3231, đồng nghĩa với việc hoạt động đầu tư ở các doanh nghiệp Việt Nam chiếm tới 32.31% hoạt động của doanh nghiệp. Đối với biến Y/K, kết quả thực nghiệm cho thấy các cơ hội tăng trưởng doanh thu ở các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị trung bình là 24,6454.
Mặc dù, biến Y/K ở Việt Nam lớn hơn nhưng dòng tiền được tạo ra lại thấp hơn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam thường không sử dụng dòng tiền phát sinh nội bộ để tài trợ cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Cụ thể tỷ lệ đầu tư so với tài sản cố định là 0,3231, còn tỷ lệ dòng tiền so với tài sản cố định là 0,7631. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải huy động thêm nguồn tài trợ bên ngoài để đáp ứng các nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, với đòn bẩy tài chính là 11,2208.
Kết quả hồi quy
Nguồn: Phần mềm Stata 16
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả ở cột (1) và (2) cho thấy hạn chế tài chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua hệ số của (C/K) có tương quan dương và (D/K) có tương quan âm với mức độ đầu tư của doanh nghiệp. Chính sự hạn chế của nguồn tài trợ bên trong mà các doanh nghiệp không tránh khỏi khó khăn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài, và chi phí sử dụng vốn bên ngoài cũng vì thế mà gia tăng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hệ số của biến (C/K)xFD1 và (C/K)xFD2 nhận giá trị âm, kết hợp với hệ số của biến (D/K)^2xFD1 và D/K)^2xFD2 nhận giá trị dương và có ý nghĩa thống, điều này ủng hộ quan điểm của Arbelaez và Echavaria (2002) khi cho rằng sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng và giao dịch thị trường tài chính sẽ làm tăng tính thanh khoản và các hoạt động giao dịch trên thị trường tài chính, từ đó giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bên ngoài.
Vì vậy, phát triển tài chính hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng các cơ hội đầu tư, vì các doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài để tài trợ cho quyết định đầu tư mà không cần phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên trong của doanh nghiệp đó. Do đó, phát triển tài chính làm giảm bớt ảnh hưởng của hạn chế tài chính lên đầu tư của doanh nghiệp.
Kết luận
Các kết quả từ bài nghiên cứu có một số hàm ý quan trọng đối với các chính sách ở Việt Nam. Có thể thấy, hạn chế tài chính có thể tác động lên đầu tư của doanh nghiệp, và gián tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, cho nên các nhà quản trị nên quan tâm đến các điều kiện tài chính, đặc biệt là hiệu quả quản trị của doanh nghiệp, thông qua đó giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bên ngoài.
Ngoài ra, do phát triển tài chính có tác động đáng kể lên mối quan hệ giữa han chế tài chính và đầu tư của doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách nên quan tâm đến những tác động này khi chuẩn bị các kế hoạch cải cách hệ thống tài chính, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong việc làm sai lệch thông tin báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp hướng đến phát triển tài chính trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
Agaca, S., & Mozumdar, A (2008). The impact of capital market imperfections on investment-cash flow sensitivity. Journal of Banking & Finance, 32(3), 207-216;Bond, S., & Meghir, C (1994), Dynamic investment model and the firm's financial policy. The review of Economics Studies, 61(2), 197-222;Chatelain, J. B., Generate, A., Hernando, I., Von Kalckreuth, U., & Vermeulen, P. (2003). New findings on firm investment and monetary policy transmission in the Euro area. Oxford Review of Economics Policy, 19(1), 1-11;Demirgüç-Kunt, A., & Maksimovic, V. (1998). Law, finance, and firm growth. The journal of finance, 53(6), 2107-2137;Ferreira, M. A., & Vilela, A. S. (2004). Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries. European financial management, 10(2), 295-319;Hottenrott, H., & Peters, B. 2012. Innovative capability and financing constraints for innovation: more money, more innovation? The Review of Economics and Statistics, (94), 1126–1142;Lerskullawat, A. (2018). Financial development and the lending channel of monetary policy transmission: evidence from Thailand. International Journal of Monetary Economics and Finance, 11(3), 224-234;Love, I. (2003). Financial development and financing constraints: International evidence from the structural investment model. The review of financial studies, 16(3), 765-791.Rajan, Raghuram G., & Zingales, Luigi (1998). Financial dependence and growth. American Economic Review, 88, 559-586.