Khách sạn Continental, Sài Gòn năm 1900. Lúc này Nhà hát Thành phố cạnh đó chưa được xây dựng. Chủ nhân đầu tiên của khách sạn là ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà.
Nhà hàng bên trong khách sạn năm 1912. Trong lịch sử hơn 100 năm, khách sạn đã qua tay nhiều chủ nhân có "máu mặt". Năm 1911, khách sạn được bán cho Công tước De Montpensier (người xây Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết).
Khách sạn Continental năm 1930. Năm 1930, khách sạn được bán cho một tay trùm mafia từ đảo Corse tên Mathieu Francini. Francini quản trị khách sạn cho tới năm 1975.
Khách sạn Continental năm 1945. Khách sạn đã tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (Giải Nobel văn chương 1913), văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene (tác giả chuyện Người Mỹ trầm lặng).
Nhà hát Thành phố và khách sạn Continental, 1945. Ảnh: John Florea.
Toàn cảnh khách sạn Continental thập niên 1950. Ảnh: Nguyễn Bá Mậu.
Khách Tây thưởng thức cà phê vỉa hè khách sạn Continental năm 1950. Ảnh: Life.
Khách sạn khách sạn Continental năm 1965-1966. Ảnh: Thomas W. Johnson.
Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có thêm một cái tên Việt là "Đại Lục Lữ Quán".
Quán cà phê nổi tiếng ở tầng trệt khách sạn Continental, 1967. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, khách sạn là nơi tụ họp của các nhà báo, chính khách và thương gia ngoại quốc hoạt động tại Sài Gòn.
Trong quán cà phê của khách sạn, 1967.
Nhá hát Thành phố và khách sạn Continental, 1966.
Từ khách sạn Continental nhìn về khách sạn Caravelle.
Từ sân thượng khách sạn Caravelle nhìn xuống khách sạn Continental, 1965.
Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
T.B (tổng hợp)