Anh nhập biên tàu sân bay thứ hai, sức mạnh hải quân bỗng 'nhảy vọt'

Tàu sân bay thứ hai của Hải quân Hoàng gia Anh vừa được nhập biên và sẽ sớm được hoàn thiện trước khi nhận nhiệm vụ trực chiến cùng với chiếc tàu 'chị em' của mình.

Là chiếc thứ hai và là chiếc tàu sân bay cuối cùng của Hải quân Hoàng gia Anh được đóng theo lớp Queen Elizabeth, tàu sân bay mang tên HMS Prince of Wales (Hoàng tử xứ Wales) vừa mới được nhập biên hôm 10/12 vừa rồi. Nguồn ảnh: Livejournal.

Là chiếc thứ hai và là chiếc tàu sân bay cuối cùng của Hải quân Hoàng gia Anh được đóng theo lớp Queen Elizabeth, tàu sân bay mang tên HMS Prince of Wales (Hoàng tử xứ Wales) vừa mới được nhập biên hôm 10/12 vừa rồi. Nguồn ảnh: Livejournal.

 Khác với những loại tàu sân bay hiện đại ngày nay đang phục vụ trong hải quân Mỹ, các tàu HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales của Hải quân Hoàng gia Anh không sử dụng cầu nhảy và dây hãm đà để phóng - thu hồi máy bay. Nguồn ảnh: Livejournal.

Khác với những loại tàu sân bay hiện đại ngày nay đang phục vụ trong hải quân Mỹ, các tàu HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales của Hải quân Hoàng gia Anh không sử dụng cầu nhảy và dây hãm đà để phóng - thu hồi máy bay. Nguồn ảnh: Livejournal.

 Thay vào đó, hai tàu sân bay này lại được thiết kế để phục vụ cho các loại máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng - cụ thể là chiến đấu cơ F-35B. Nguồn ảnh: Livejournal.

Thay vào đó, hai tàu sân bay này lại được thiết kế để phục vụ cho các loại máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng - cụ thể là chiến đấu cơ F-35B. Nguồn ảnh: Livejournal.

 Trong buổi lễ nhập biên vừa diễn ra hôm 10/12, tàu sân bay Queen Elizabeth cũng có mặt để "đón nhận" tàu chị em của mình tại cảng Portsmouth. Nguồn ảnh: Livejournal.

Trong buổi lễ nhập biên vừa diễn ra hôm 10/12, tàu sân bay Queen Elizabeth cũng có mặt để "đón nhận" tàu chị em của mình tại cảng Portsmouth. Nguồn ảnh: Livejournal.

 Việc được trang bị cùng lúc hai tàu sân bay cỡ lớn sẽ giúp cho Hải quân Hoàng gia Anh lấy lại vị thế trên biển của mình, giúp Không quân Hải quân Hoàng gia có điều kiện để tham chiến ở khu vực cách xa nội địa Anh ví dụ như ở Trung Đông và Bắc Phi. Nguồn ảnh: Livejournal.

Việc được trang bị cùng lúc hai tàu sân bay cỡ lớn sẽ giúp cho Hải quân Hoàng gia Anh lấy lại vị thế trên biển của mình, giúp Không quân Hải quân Hoàng gia có điều kiện để tham chiến ở khu vực cách xa nội địa Anh ví dụ như ở Trung Đông và Bắc Phi. Nguồn ảnh: Livejournal.

 Không giống với những tàu sân bay khác của Mỹ vốn dĩ chỉ có một đảo thượng tầng duy nhất, các tàu được đóng theo lớp Queen Elizabeth của Anh có cấu tạo với hai đảo chỉ huy riêng biệt đặt trên boong tàu. Nguồn ảnh: Livejournal.

Không giống với những tàu sân bay khác của Mỹ vốn dĩ chỉ có một đảo thượng tầng duy nhất, các tàu được đóng theo lớp Queen Elizabeth của Anh có cấu tạo với hai đảo chỉ huy riêng biệt đặt trên boong tàu. Nguồn ảnh: Livejournal.

 Thiết kế này cho phép một tách biệt hoàn toàn giữa bộ phận chỉ huy của không lực và bộ phận chỉ huy của hải quân. Trong phối hợp tác chiến, việc tách biệt các bộ phận chỉ huy riêng biệt này sẽ tránh tình trạng bị nhiễu loạn thông tin. Nguồn ảnh: Livejournal.

Thiết kế này cho phép một tách biệt hoàn toàn giữa bộ phận chỉ huy của không lực và bộ phận chỉ huy của hải quân. Trong phối hợp tác chiến, việc tách biệt các bộ phận chỉ huy riêng biệt này sẽ tránh tình trạng bị nhiễu loạn thông tin. Nguồn ảnh: Livejournal.

 Trong trường hợp một đảo thượng tầng bị tấn công, đảo chỉ huy còn lại vẫn đủ sức xoay sở để đưa tàu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong trường hợp chỉ có một đảo chỉ huy và bị tấn công trúng, toàn bộ tàu sân bay sẽ như "rắn mất đầu". Nguồn ảnh: Livejournal.

Trong trường hợp một đảo thượng tầng bị tấn công, đảo chỉ huy còn lại vẫn đủ sức xoay sở để đưa tàu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong trường hợp chỉ có một đảo chỉ huy và bị tấn công trúng, toàn bộ tàu sân bay sẽ như "rắn mất đầu". Nguồn ảnh: Livejournal.

 Có giá lên tới 4 tỷ USD cho mỗi chiếc, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cùng với tàu sân bay HMS Prince of Wales hiện tại đang là hai tàu chiến đắt đỏ nhất trong lịch sử đầy kiêu hùng của Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Livejournal.

Có giá lên tới 4 tỷ USD cho mỗi chiếc, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cùng với tàu sân bay HMS Prince of Wales hiện tại đang là hai tàu chiến đắt đỏ nhất trong lịch sử đầy kiêu hùng của Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Livejournal.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/anh-nhap-bien-tau-san-bay-thu-hai-suc-manh-hai-quan-bong-nhay-vot/20191220015022535