Anh triển khai vĩnh viễn hai tàu chiến ở vùng biển châu Á
Hôm thứ Ba (20/7), Anh cho biết họ sẽ triển khai vĩnh viễn hai tàu chiến ở các vùng biển châu Á sau khi tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth và các tàu hộ tống của họ đến Nhật Bản vào tháng 9.
Tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth đang trên đường thăm Nhật Bản - Ảnh: AFP
Bài liên quan
Anh tái xác nhận ủng hộ ông Guaido trước vụ kiện đòi lại số vàng trị giá 1 tỷ USD
Người dân lạc quan, thủ tướng Anh kêu gọi thận trọng khi lệnh cấm COVID được gỡ bỏ
Bộ trưởng Y tế Anh dương tính với COVID-19
Các kế hoạch cho chuyến thăm cấp cao của nhóm tàu sân bay được đưa ra khi London tăng cường quan hệ an ninh với Tokyo, nơi đã bày tỏ sự báo động ngày càng tăng trong những tháng gần đây về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực bao gồm cả Đài Loan và Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết trong một thông báo chung tại Tokyo với người đồng cấp Nhật Bản Nobuo Kishi rằng, "Tiếp theo sau đợt triển khai đầu tiên của nhóm tàu tấn công, Vương quốc Anh sẽ triển khai vĩnh viễn hai tàu chiến trong khu vực từ cuối năm nay".
Đại sứ quán Anh tại Tokyo không trả lời ngay lập tức khi được hỏi các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ hoạt động từ những cảng nào trong khu vực.
Sau khi đến Nhật Bản, tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth và các tàu hộ tống của nó sẽ thực hiện các chuyến ghé cảng riêng biệt tới các căn cứ hải quân của Hoa Kỳ và Nhật Bản dọc theo quần đảo Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Ban Kishi cho biết.
Nhật Bản là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ và là nơi họ tập trung lực lượng quân sự lớn nhất ở bên ngoài Hoa Kỳ, bao gồm tàu, máy bay và hàng nghìn lính thủy đánh bộ.
Tàu sân bay của Anh, mang các máy bay phản lực tàng hình F-35B trong chuyến hành trình đầu tiên, sẽ cập cảng Yokosuka, nơi đóng quân của bộ chỉ huy hạm đội Nhật Bản và USS Ronald Reagan, tàu sân bay duy nhất của Mỹ được triển khai ở đây.
Tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth của Anh được hộ tống bởi hai khu trục hạm, hai khinh hạm, hai tàu hỗ trợ và tàu chiến của Mỹ và Hà Lan. Nó sẽ đến Nhật Bản qua Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cùng tuyên bố chủ quyền, sau khi qua các điểm dừng ở Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc.
Bộ trưởng Wallace cho biết trong một dấu hiệu nữa cho thấy sự tham gia ngày càng tăng của Anh trong khu vực, thì Anh cũng sẽ triển khai Nhóm ứng phó Littoral, một đơn vị lính thủy đánh bộ được đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ bao gồm sơ tán và chống khủng bố.