Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại

Trong ký ức của người Hà Nội xưa, áo chần bông là một phần không thể thiếu. Chiếc áo ấm áp được các bà, các mẹ tự tay chần cho con vào mỗi dịp đông về, Tết đến. Bây giờ, áo chần bông không còn dày cộp, mà đã nhẹ nhàng, duyên dáng hơn, nhưng vẫn ấm áp hệt như tấm lòng của bà, của mẹ…

Chiếc áo chần bông được thiết kế bởi nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh - người sáng lập thương hiệu thời trang Kén Design.

Chiếc áo chần bông được thiết kế bởi nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh - người sáng lập thương hiệu thời trang Kén Design.

Thời bao cấp, khi vải vóc còn khan hiếm, chiếc áo chần bông thường được may từ những tấm vải thô dày với lớp bông bên trong xù xì. Cảm giác ấm áp khi mặc áo chần bông lúc ấy thật đặc biệt, nhưng cũng không kém phần nặng nề. Áo chần bông thời bao cấp như một chiếc chăn bông cũ kỹ đã bạc màu, nhưng vẫn giữ nguyên hơi ấm, gần gũi như bàn tay của bà, của mẹ vỗ về, xoa dịu những giá lạnh của mùa đông.

Trong tâm thức của những người từng đi qua thời bao cấp, có được một chiếc áo chần bông là điều vô cùng quý giá. Ban đầu, về kỹ thuật, chiếc áo chần bông được khâu thủ công. Đối với tầng lớp lao động, áo chần bông được may từ vải nâu, nhà nào khá giả thì may bằng vải nhung, vải gấm, lụa làm lớp bên ngoài.

Ngày nay, chiếc áo chần bông vẫn được nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh thêu thủ công để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. “Để hoàn thiện một chiếc áo chần bông, đôi khi phải mất đến cả tuần để hoàn thiện, chưa kể thời gian thêu họa tiết tùy theo từng mẫu áo”, nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh chia sẻ.

Ngày nay, áo chần bông đã được cải tiến để phù hợp với thẩm mỹ hiện đại, vừa mang tính thời trang mà vẫn giữ ấm được cho cơ thể.

Ngày nay, áo chần bông đã được cải tiến để phù hợp với thẩm mỹ hiện đại, vừa mang tính thời trang mà vẫn giữ ấm được cho cơ thể.

Khi được phỏng vấn về những thiết kế áo chần bông mới ra mắt, nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh bày tỏ: “Bởi được may và thêu thủ công nên không có chiếc áo nào giống nhau. Mặc dù cùng một họa tiết, nhưng chỉ cần đường thêu lỏng tay hay chặt tay hơn, là sẽ cho ra một hình hài khác biệt”.

Khi được phỏng vấn về những thiết kế áo chần bông mới ra mắt, nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh bày tỏ: “Bởi được may và thêu thủ công nên không có chiếc áo nào giống nhau. Mặc dù cùng một họa tiết, nhưng chỉ cần đường thêu lỏng tay hay chặt tay hơn, là sẽ cho ra một hình hài khác biệt”.

Chất liệu chần bông có thể là lụa, nhung tơ tằm, gấm… để phù hợp với từng loại bông, từng mẫu thiết kế khác nhau.

Chất liệu chần bông có thể là lụa, nhung tơ tằm, gấm… để phù hợp với từng loại bông, từng mẫu thiết kế khác nhau.

Không chỉ để làm áo, bông chần còn được dùng để sản xuất phụ kiện như túi xách, khăn quàng cổ hay đầm dài…

Không chỉ để làm áo, bông chần còn được dùng để sản xuất phụ kiện như túi xách, khăn quàng cổ hay đầm dài…

Ẩn trong vẻ ngoài tưởng chừng giản dị của những thiết kế áo chần bông là vẻ tinh xảo, cầu kỳ, nơi vẻ đẹp không chỉ là các giá trị thẩm mỹ bên ngoài mà còn là cả những giá trị ăn hóa, truyền thống và giá vị nhân văn.

Ẩn trong vẻ ngoài tưởng chừng giản dị của những thiết kế áo chần bông là vẻ tinh xảo, cầu kỳ, nơi vẻ đẹp không chỉ là các giá trị thẩm mỹ bên ngoài mà còn là cả những giá trị ăn hóa, truyền thống và giá vị nhân văn.

Nếu như áo chần bông xưa mang đậm nét mộc mạc, giản dị, thì áo chần bông hiện đại lại toát lên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng nhưng đều sở hữu một điểm chung là sự ấm áp và gần gũi. Áo chần bông ngày nay không chỉ là một sản phẩm thời trang mà còn là một di sản văn hóa, kết nối quá khứ và hiện tại.

Nếu như áo chần bông xưa mang đậm nét mộc mạc, giản dị, thì áo chần bông hiện đại lại toát lên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng nhưng đều sở hữu một điểm chung là sự ấm áp và gần gũi. Áo chần bông ngày nay không chỉ là một sản phẩm thời trang mà còn là một di sản văn hóa, kết nối quá khứ và hiện tại.

Giang Thúy Hà

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/ao-chan-bong-khi-truyen-thong-gap-go-hien-dai-386143.html