Áp lực hôn nhân với Song Hye Kyo khiến Song Joong Ki rụng tóc tới hói đầu
Song Joong Ki bị nghi rụng tóc do áp lực hôn nhân với Song Hye Kyo. Hình ảnh cách đây không lâu cho thấy tóc anh xơ xác, thưa thớt, rất hay đội mũ che tóc trước công chúng.
Tin tức Song Joong Ki ly dị Song Hye Kyo sau 20 tháng về chung một nhà khiến truyền thông châu Á chấn động. Từ nguyên nhân chia tay, dấu hiệu rạn nứt, các đồn đoán... liên quan đều được công chúng rất quan tâm. Đây là hai nghệ sĩ nổi tiếng không chỉ tại Hàn Quốc mà cả châu Á. Họ sở hữu lượng fan hâm mộ đông đảo.
Theo Sina, một nguồn tin được cho là thân cận với Song Joong Ki tiết lộ nam diễn viên từng gặp rất nhiều áp lực từ cuộc hôn nhân với Song Hye Kyo. Áp lực trên khiến tài tử 34 tuổi bị rụng tóc. Có thời điểm anh gần như bị hói ở vùng gần đỉnh đầu.
Trước đó, Song Joong Ki từng bị nghi ngờ rụng tóc khi bức ảnh anh chụp tại Brunei hồi đầu năm được lan truyền trên mạng. Trong hình, nam diễn viên trông xơ xác với mái tóc thưa thớt, khác hẳn phong cách thường thấy. Thời điểm đó, tài tử Hậu duệ mặt trời cũng thường xuyên đội mũ mỗi khi xuất hiện trước công chúng.
Stress có thể gây rụng tóc? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời gian giai đoạn phát triển của lông/tóc thường vào khoảng từ 2 -6 năm, trung bình là 3 năm (1.000 ngày). Thời gian của giai đoạn trung gian từ 1 đến 2 tuần. Còn ở giai đoạn ngừng phát triển kéo dài khoảng 3 đến 5 tháng (trung bình là 100 ngày) trước khi tóc/lông rụng đi.
Ở da đầu bình thường, khoảng 85 – 90% tóc ở giai đoạn phát triển, 10 – 15% ở giai đoạn ngừng phát triển, giai đoạn trung gian thường khoảng 1%. Nếu tính trung bình da đầu có khoảng 100.000 sợi tóc thì có khoảng 100 sợi tóc sẽ rụng hàng ngày.
Đây được coi là rụng tóc sinh lý. Còn theo BS Nguyễn Trọng Hào, Bệnh viện Da liễu TP HCM, khi tóc rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày và xảy ra trong thời gian dài thì mới là rụng tóc bệnh lý và cần được điều trị. Có nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc như sau:
Nguyên nhân tại chỗ của tóc: hói di truyền (có tính chất gia đình, thường gặp nhất trong tất cả các nguyên nhân gây rụng tóc), bệnh da đầu (nấm tóc, viêm nang lông)... hoặc có bệnh lý toàn thân như: bệnh tuyến giáp, thiếu máu, hay sau một đợt nhiễm trùng nặng (nhiễm siêu vi, sốt rét, sốt xuất huyết) hoặc vừa trải qua một phẫu thuật...
Theo Chuyên gia Huỳnh Huy Hoàng, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Da liễu TP.HCM, lo lắng, căng thẳng, stress là nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp nhất trong xã hội hiện đại, đặc biệt với nam giới.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của rối loạn thần kinh nội tiết, mất cân bằng dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu sắt, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh, thường xuyên làm đẹp tóc bằng các loại hóa chất uốn, duỗi, nhuộm… cũng là yếu tố chính tác động dẫn đến đến rụng tóc, hói đầu.
Tất cả được xem là những “căn bệnh thời hiện đại” khiến tế bào mầm tóc nhanh chóng “đuối sức”, biểu hiện bằng các triệu chứng điển hình như: tóc nhanh rụng, chậm mọc hoặc không mọc, tóc thưa, yếu, khô xơ, bạc sớm…
Căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra teleogen efluvium khiến tóc bạn đòi “nghỉ hưu”. Hơn nữa, teleogen efluvium còn có thể làm cho hệ miễn dịch mất kiểm soát, khiến các tế bạch cầu tấn công nang tóc, gây nên tình trạng gãy rụng.
Nếu xác định rụng tóc do căng thẳng, các chuyên gia khuyên bệnh nhân cần sắp xếp công việc và sinh hoạt điều độ hơn, có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất dinh dưỡng… Trong trường hợp đã không còn stress mà tình trạng rụng tóc không cải thiện, bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị chính xác.